Tại sao chim đậu trên dây điện trần mà không bị giật?

1 nhận xét

Những cột điện nối tiếp nhau cùng với dây điện, điện thoại luôn khiến lũ chim tưởng nhầm rằng đó cũng là những cái cây bình thường và dây điện chính là cành cây. Chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều chim đậu trên dây điện, đặc biệt là trên cả điện trung thế và cao thế nhưng không bị giật. Tại sao điều này lại xảy ra trong khi nếu chúng ta chạm vào sợi dây này trong lúc đang có điện thì sẽ bị giật tung người, thậm chí là tử vong?


Natural Bassist


Lý do chim không bị giật là do nó đậu cả hai chân trên cùng một dây điện. Điện cũng giống như nước, chảy từ chỗ có (nước/điện) tới chỗ không có (nước/điện). Khi cả hai chân của chim cùng đậu trên cùng một dây điện, điện trở của chim nhỏ lớn hơn điện trở của dây điện rất nhiều. Nói cách khác, mức độ thuận lợi để dòng điện “chảy” qua cơ thể của chim là kém hơn rất nhiều so với việc “chảy” qua sợi dây điện làm bằng hợp kim. Do vậy, điện sẽ không đi qua người chim và chim sẽ không bị giật.


Đây cũng là lý do chúng ta có thể nhìn thấy những chú sóc chạy rất nhanh trên cùng một sợi dây điện mà không bị làm sao. Nếu như sóc/chim mà có một bộ phận cơ thể chạm vào sợi dây bên kia trong khi vẫn đang đứng trên sợi dây bên này thì nó sẽ bị “nối đất” và lúc đó thì dòng điện sẽ chạy qua nó. Đất luôn được coi là nơi có điện thế là 0 (V) và sẵn sàng tiếp nhận mọi dòng điện, do vậy khi chim/sóc chạm vào một phần dây điện có nối đất, điện sẽ chọn để “chảy” qua nó thay vì đi tiếp trên dây hợp kim. Các chú chim lớn cũng thường bị điện giật trong khi bay do hai cánh của nó vướng vào hai dây điện khác nhau.


Cũng vì lý do này, người ta khuyên rằng nên ở trong xe ô tô khi ô tô bị hở điện hoặc tiếp xúc với nguồn điện vì lốp xe ô tô làm bằng cao su sẽ có tác dụng giúp cho ô tô không chạm đất, không nối đất giống như là việc các chú chim đậu trên cùng một sợi dây.


(pix courtesy of ePi.Longo – Under Creative Commons License)

1 comment:

  1. Thôi thôi đi mấy nhà bác học ạ, giải thích theo kiểu đó thì bố em cũng chịu. Đơn giản là vì cái lớp vỏ bọc đôi chân của chim không dẫn diện. Vì thế chúng nó đậu trên dây điện sẽ không bị giật. Giống như chúng ta mang đôi giày ống bằng cao su thì khi đạp lên dây điện không có vỏ bọc thì cũng có giật đâu?!
    Còn mấy con chim lớn bị giật là do lông cánh của nó bị ướt nên nhiễm điện và khi bay cánh của nó đụng vào dây diện nên bị giựt, thế thôi. :)
    Còn giải thích như cái kiểu mấy bố bác học trên thì tôi hỏi bây giờ ta mang dép (tức là ta không chạm đất) rồi lấy ngón tay chọt zô ổ điện thử coi giật không? :D Giật vỡ cái mồm chứ ở đó mà điện trở này, điện kế nọ :D :D :D .... :)
    Còn mấy cái cây trụ điện mà người ta làm dây tiếp đất không phải/không nhất thiết do đất có điện thế bằng 0vol, mà là phòng khi có trường hợp xét đánh, dòng điện quá mạnh từ tia sét đó sẽ chạy zô bình điện, trong bình điện có 1 cái đờ-le (cục CB á) ngắt đi và dòng điện sét đánh đó phải thông qua dây tiếp đất chạy đi xuống đất bớt, nếu không thì dòng điện mạnh đó sẽ chạy zô bình điện gây nổ bình, nổ cục CB. P/s: Tiếp đất thì tiếp cho có vậy thôi chứ thật sự mà có sét đánh thì dù đánh ở đâu, dù có tiếp đất hay không cũng vẫn nổ banh đầu như thường! :) :D
    Cũng giống như cái giàn karaoke, hay cái bình nước siêu tốc ở nhà xài vậy. Khi nó bị nhiễm điện thì dù có làm dây tiếp đất đi chăng nữa thì khi ta đụng vào vẫn bị giật tê tê đấy thôi. Đồng ý là điện thế của đất bằng 0. Nhưng đất chỉ tiếp nhận những dòng điện mạnh như tia sét...chứ không tiếp nhận dòng điện tê tê từ cục pin hay sự rò rỉ nhẹ từ ấm nước siêu tốc, tivi, giàn karaoke!

    ReplyDelete