Tại sao mà dạ dày của bạn sẽ sôi lục bục khi bạn đang đói?

0 nhận xét


Cơ thể con người là một cỗ máy tuyệt vời. Nếu không tự chữa được thì cơ thể sẽ sử dụng các biện pháp khác nhau để thông báo ra bên ngoài những gì mà nó cần (ví dụ chân sẽ bị mỏi khi đi quá nhiều <- cần nghỉ ngơi). Dạ dày sôi lục bục cũng là một cách khác mà cơ thể thông báo ra bên ngoài rằng đã đến lúc cần nhét gì vào bụng rồi đó.


Một cách đơn giản, hệ tiêu hóa của bạn giống như một đường ống thông thằng từ mồm bạn xuống dưới tận chỗ ai-cũng-biết-mà-vì-lịch-sự-không-nên-nói-ra. Thức ăn sau khi nhai và nuốt vào miệng sẽ được đẩy xuống từ từ nhờ các cơn co bóp bên trong đường ống này. Ví dụ cơ ở dạ dày sẽ co bóp 3 lần một phút trong khi đó ở ruột non là 12 lần một phút. Tiếng sôi lục bục là do khi dạ dày và ruột non co bóp đẩy hơi ở trong bụng lên trên. Lúc đó trong bụng bạn chẳng còn gì nữa mà chỉ còn … hơi và chắc chắn bạn đang đói cồn cào rồi.


Bạn có thể thắc mắc rằng “Thế tại sao lúc bụng tôi no thì lại không phát ra tiếng kêu?”. Bạn hãy tưởng tượng đường ống tiêu hóa của bạn giống như một bình nước nóng. Khi bình đầy thì không có chỗ cho hơi nóng lục bục nhưng khi bình càng rỗng thì hơi nước sẽ kêu càng nhiều. Cách tốt nhất để tránh cho dạ dày khỏi lục bục lúc đói là hít thở sâu và nín thở cho tới khi bạn cảm thấy dạ dày không kêu nữa. Một cách khác là bạn có thể lấy bút chì ấn nhẹ vào phần dạ dày ở bụng. Tuy nhiên, tốt nhất khi dạ dày kêu có nghĩa là bạn đã đói, mà đã đói thì tốt nhất là phải ăn thôi.


(pix courtesy of dhammza – Under Creative Commons License)

No comments: