Làm thế nào để hết mệt mỏi khi mang thai

0 nhận xét
Làm thế nào để hết mệt mỏi khi mang thai

Mệt mỏi là cảm giác chung của tất cả phụ nữ khi mang thai.

Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự biến đổi hooc môn, hoặc cũng có thể là do cơ thể người mẹ phải làm việc vất vả hơn để “nuôi lớn” thai nhi. Do đó, trong giai đoạn này, người phụ nữ cần giảm bớt công việc và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Chúng ta hãy cùng nghe một số thắc mắc của các bà bầu xung quanh hiện tượng mệt mỏi này nhé!

Làm thế nào để hết mệt mỏi khi mang thai

Bị kiệt sức khi mang thai có phải là hiện tượng bình thường hay không?

Đây là một triệu chứng gần như xảy ra với mọi thai phụ, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn này, cơ thể người phụ nữ dường như lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải, và không muốn làm gì. Ngay cả những chương trình ti vi buổi tối yêu thích của bạn cũng lần lượt bị bỏ qua hết do bạn không đủ tỉnh táo cũng như sức lực để ngồi xem.

Nguyên nhân của những cơn mệt mỏi là do sự biến đổi nội tiết tố bên trong cơ thể người mẹ, nhất là sự gia tăng đáng kể hàm lượng progesterone. Thời gian này, bà bầu bắt đầu khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc vào ban đêm do phải thường xuyên đi tiểu đêm.

Triệu chứng buồn nôn và nôn mửa, cộng với tâm trạng thường xuyên lo lắng cũng chính là những nguyên nhân khiến năng lượng của bà bầu thêm “cạn kiệt”. Vì thế, chẳng có gì khó hiểu nếu như đến cuối ngày, các chị em có cảm giác giống như mình vừa tham gia một cuộc chạy đua maratông.

Đối phó với mệt mỏi khi bầu bí, Bà bầu, met moi khi bau bau, ba bau met moi, ba bau, benh khi mang bau, benh ba bau, thai phu, co bau, mang thai
Bà bầu nên thường xuyên tập luyện các động tác nhẹ nhàng. (Ảnh minh họa)

Cảm giác này sẽ kéo dài bao lâu?

Tùy vào thể trạng cũng như chế độ ăn uống tập luyện khác nhau của từng người mà hiện tượng mệt mỏi có thể kết thúc nhanh hay chậm. Thông thường, thai phụ sẽ hết mệt mỏi khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2.

Tuy nhiên, thật không may, hiện tượng này lại quay trở lại trong khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ. Bởi vì đây là giai đoạn bà bầu tăng cân nhiều hơn, và gặp một loạt các vấn đề về giấc ngủ như chứng ợ nóng, đau lưng, chuột rút chân, chuyển động của thai nhi, đi tiểu đêm nhiều.

Mệt mỏi kéo dài trong suốt thai kỳ có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu và trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy gặp trực tiếp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán nguyên nhân tiềm ẩn.

Làm gì để đối phó với cảm giác mệt mỏi thai kỳ?

Chú ý theo dõi những tín hiệu từ cơ thể

Để đối phó với mệt mỏi, bà bầu nên bắt đầu tập cho mình thói quen đi ngủ sớm hơn thường lệ, và đừng quên “tận dụng” những giấc ngủ ngắn trong ngày. Chỉ cần 15 phút chợp mắt cũng giúp bạn xua tan bớt mệt mỏi. Bạn có thể thử nghiệm ngay để cảm nhận sự khác biệt.

Nếu bạn đang làm việc tại văn phòng, bất cứ khi nào buồn ngủ, hãy gục đầu xuống bàn hoặc tựa ra phía sau ghế và tranh thủ nghỉ ngơi vài phút.

Điều chỉnh lịch trình làm việc

Bạn hãy cố gắng giảm bớt những hoạt động xã hội không cần thiết và cắt giảm việc nhà. Nếu bạn làm việc xa nhà, thỉnh thoảng nên có một ngày nghỉ vào giữa tuần.

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Bà bầu cần bổ sung thêm khoảng 300 đơn vị calo mỗi ngày so với nhu cầu calo cần thiết của một người bình thường. Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc, sữa tách kem, và thịt nạc sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể bà bầu.

Bên cạnh đó, bà bầu nên hạn chế các món ăn nhanh và chọn các loại thực phẩm ăn nhẹ lành mạnh như trái cây và sữa chua. Cắt giảm caffeine và uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể.

Tập luyện mỗi ngày

Tập thể dục thường xuyên với những động tác nhẹ nhàng, vừa phải có thể giúp thai phụ giảm mệt mỏi và khỏe mạnh hơn. Bà bầu có thể chọn lựa một số biện pháp như đi bộ ngắn, căng cơ, hít thở sâu.

Làm thế nào để hết mệt mỏi khi mang thai Theo T.H (Socola)

No comments: