Trong các cuộc thi bơi lội, đặc biệt các cuộc thi bơi lội đỉnh cao, bạn sẽ thấy trong rất nhiều trường hợp các vận động viên về đích với thời gian chỉ chênh lệch nhau chưa tới một giây. Năm 2010, tranh cãi đã xảy ra khi Michael Phelps và Milorad Cavic đã về đích gần như là cùng một lúc tại Olympics Beijing năm 2010. Sau đó, trọng tài đã phải xem lại băng video và công nhận rằng Michael Phelps đã về đích trước Milorad Cavic … 10 phần nghìn giây!!!
Vậy làm sao trong các cuộc thi bơi người ta có thể biết được ai là người về nhất? Không lẽ suốt ngày họ phải xem băng video ư? Trên thực tế, tại cuối mỗi làn bơi có một thiết bị cảm ứng (touch pad) cao 90 cm, rộng 240 cm và dày 1 cm. Khi vận động viên bơi về đích và chạm vào thiết bị cảm ứng này thì đồng hồ đếm giây sẽ dừng. Bản thân các cuộc thi trong Olympics 2010 cũng đã sử dụng touch pad của hãng Omega nhưng thiết bị của hãng này (đã là một trong các thiết bị nhạy nhất) cũng có thể bị sai lầm trong việc phân biệt cú chạm của vận động viên với sóng được tạo ra bởi sự chuyển động của vận động viên. Khi sóng được tạo ra bởi vận động viên có sức ép lớn hơn 3kg/cm2 thì cho dù vận động viên đó chưa chạm vào touchpad đồng hồ vẫn sẽ dừng. Đây gần như là điều không thể xảy ra bởi khó có vận động viên nào có thể tạo sóng với sức ép lớn như thế được.
Trong trường hợp của Phelps và Cavic, bức ảnh trên cho thấy Phelps đã là người chiến thắng và sau đó Liên đoàn bơi Serbia đã phải công nhận chiến thắng này. Trước đó, họ cho rằng Omega đã có sự thiên vị cho Phelps khi hãng này chính là nhà tài trợ của Phelps.
No comments: