Khôi phục căn cứ quân sự của Nga tại Cam Ranh

1 nhận xét
Tháng Chín năm 1981., Cảng Cam Ranh. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Việt Nam tướng Văn Tiến Dũng (giữa)


NG - Hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã hoàn thành một chuyến thăm chính thức Việt Nam. Các tài liệu cụ thể đã được ký kết. Tuy nhiên, chuyến thăm của một phái đoàn quân sự Nga đến một trong những khu vực quan trọng nhất của Đông Nam Á cho thấy rằng Moscow có ý định tiếp tục các hoạt động quan hệ quân sự với Hà Nội. Gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Đại tướng Phùng Quang Thanh, Shoigu nói rằng Nga coi Việt Nam như một đối tác chiến lược, một người bạn cũ đáng tin cậy. " Các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Liên bang Nga lưu ý rằng ở tại Việt Nam, đoàn đại biểu quân sự Nga đã thảo luận các vấn đề tăng cường hợp tác quân sự và kỹ thuật - quân sự, cũng như khả năng của một căn cứ hải quân (HMB), "Cam Ranh" nằm trong lợi ích của Nga.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Shoigu đã thực hiện một chuyến viếng thăm vịnh Cam Ranh, vịnh nằm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Theo các chuyên gia, có thể với Moscow đằng sau cánh cửa đóng kín là để thảo luận về các khả năng tái tạo lại căn cứ quân sự Cam Ranh của họ. Có lẽ, nới đây sẽ không chỉ dành cho hải quân về công tác hậu cần và kỹ thuật (Logistics - E & P), mà còn có thể là cơ sở hậu cần và kỹ thuật cho không quân tại sân bay gần đó có chứa các đơn vị hậu cần không chiến và không quân chiến lược Nga. Dự đoán Shoigu với chuyến thăm Đông Nam Á (Myanmar và Việt Nam), theo Interfax tiết lộ một nguồn tin giấu tên trong Bộ Tổng tham mưu Hải quân báo cáo rằng "việc thành lập một căn cứ hải quân tại Vịnh Cam Ranh không phải là mục đích của chuyến đi. Không cần thiết. "

Thượng tướng Leonid Ivashov ông nguyên cục trưởng Cục hợp tác quânsự quốc tế Bộ Quốc phòng Nga, nói rằng "cần thiết để xây dựng khôi phục lại các cơ sở quân sự của Nga tại Vịnh Cam Ranh". Có những nguồn tin khác giấu tên cho biết có thể là “tin vịt. "Cam Ranh - một cơ sở quan trọng và rất có lợi về chiến lược quân sự, nó sẽ giúp Nga tăng cường các lợi ích địa chính trị của mình tại Đông Nam Á," - các chuyên gia cho biết. Năm từ 1996-2000, Ivashov là một trong những người đã tham gia vào các cuộc đàm phán giữa Nga với phía Việt Nam để mở rộng hợp tác E & P cho Hải quân Nga ở Cam Ranh. Việt Nam sau đó đã đồng ý với việc sử dụng căn cứ hải quân chung. Hợp tác này rất có lợi cho Hà Nội từ quan điểm kinh tế. Tuy nhiên, dưới một số áp lực hợp tác này tại Cam Ranh vẫn chưa thực hiện được.

Cần lưu ý rằng người Việt Nam tự hào rằng trong quá khứ họ đã đánh bại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, họ cảm thấy áp lực của Trung Quốc - đó là những tranh chấp chủ quyền biển đảo. Trung Quốc trong con mắt của Hà Nội vẫn là mối đe dọa quân sự chính. Và tất nhiên rằng người Việt Nam muốn có một sự ngăn chặn. Vì vậy, họ có thể muốn thấy sự hiện diện quân sự của Nga tại Cam Ranh.

Tuyên bố này đã được xác nhận bởi Chủ tịch Trương Tấn Sang, trong chuyến thăm của người sang Nga năm ngoái, ông cho biết rằng đất nước của ông và Nga có mối quan hệ hợp tác dài lâu cũng như quan hệ đối tác chiến lược, "Vì vậy, chúng tôi sẽ cung cấp lợi ích cho Nga ở Cam Ranh, bao gồm cả sự phát triển của hợp tác quân sự. "

Trong mùa hè năm ngoái, Đô đốc Hải quân Nga ông Viktor Chirkov đã công khai thừa nhận rằng nhân viên của mình đang nghiên cứu một cách cẩn thận về các lựa chọn của mình về việc đặt lực lượng của mình ở nước ngoài, như một căn cứ hậu cần ở Cuba, Seychelles và Việt Nam. "Đó là một trong một thực tế hiển nhiên và là điều kiện tiên quyết trong việc đổi mới không chỉ của Hải quân Nga, mà còn cả sự hiện diện của không quân trong khu vực Đông Nam Á.

"Nga cần phải trở về Ấn Độ Dương và khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trở thành một sức mạnh hải quân đầy đủ và mạnh hơn trước nữa. Và, tất nhiên, có thể tái lập một căn cứ quân sự của Nga tại Vịnh Cam Ranh - một bước đi quan trọng, cho biết với "NG", Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Duma Quốc gia Nga, Đô đốc Vladimir Komoyedov cho biết. Nhưng việc này sẽ đòi hỏi phải đầu tư đáng kể. Chúng ta cần thiết phải khôi phục và xây dựng trên những gì còn lại khi vội vàng rời khỏi Việt Nam vào năm 2002. "

Vietnamese.ruvr -
Bộ trưởng Quốc phòng Nga vừa hoàn thành chuyến thăm hai ngày đến CHXHCN Việt Nam. Ông Sergei Shoigu đã tiến hành những cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Việt Nam là Đại tướng Phùng Quang Thanh và gặp gỡ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Các Bộ trưởng đã có nhiều nội dung quan trọng để thảo luận. Hợp tác quân sự và kỹ thuật-quân sự với Hà Nội là một trong những thành tố quan trọng nhất trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện gắn bó Nga và Việt Nam. Chỉ riêng trong những năm gần đây, Việt Nam đã mua của Nga 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2, một số tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-300, tổ hợp tên lửa cơ động ven biển "Bastion", các tổ hợp tên lửa phòng không "Igla". Vũ khí Nga đã giúp Việt Nam củng cố lực lượng hải quân của nước mình, - chuyên viên Igor Korotchenko lãnh đạo Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới nêu nhận xét.

“Việt Nam đã mua 12 tàu tuần phòng mang tên lửa "Molnya" có khả năng lớn về chiến đấu và tấn công, hai khu trục hạm "Gepard”. Hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm diesel Kilo lớp đề án 636 sẽ nâng Việt Nam lên vị thế một trong những thủ lĩnh khu vực về sức mạnh tiềm năng của lực lượng tàu ngầm. Còn phải kể đến thêm một sự kiện quan trọng là việc ký kết thỏa thuận thành lập cơ sở liên doanh về chế tạo tên lửa chống hạm loại “Uran”.

Hai tàu ngầm dành cho Việt Nam đã hạ thủy và trong năm nay sẽ đi vào phục vụ. “Năm 2013 bằng nỗ lực chung của hai nước chúng ta sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử Hải quân Việt Nam: tạo lập hạm đội tàu ngầm", - Đại tướng Sergei Shoigu phát biểu sau khi hoàn tất đàm phán. Đó là điều hết sức quan trọng để bảo vệ lợi ích của Việt Nam hiện nay, trong giai đoạn bùng phát tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Việt Nam sẽ tiếp tục mua trang thiết bị quân sự và vũ khí của Liên bang Nga, - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tuyên bố. Một trong những nội dung quan trọng được chú ý trong quá trình đàm phán là đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ Việt Nam tại Nga để điều khiển những kỹ thuật hiện đại đó. Ngoài ra, trong hội đàm cũng thảo luận về vấn đề hiện đại hóa và cung cấp phụ tùng dự trữ thay thế dành cho những thiết bị quân sự xô-viết hiện đang được sử dụng trong quân đội Việt Nam. Các Bộ trưởng đã cùng bàn bạc về những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các con tàu Nga ra vào các hải cảng Việt Nam.

Điều đó cũng áp dụng đối với vịnh Cam Ranh, nơi cho đến năm 2002 từng có căn cứ quân sự Nga. Nhân đây cũng cần nói thêm, ông Sergei Shoigu đã khởi đầu chuyến công du Việt Nam của mình bằng hoạt động thăm Cam Ranh. Đại tướng Bộ trưởng Nga đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các chiến sĩ và công dân Liên Xô, Nga, và Việt Nam đã hy sinh vì sự nghiệp hòa bình và ổn định trong khu vực.

Hiện nay, một phần vịnh Cam Ranh nằm trong căn cứ hải quân Việt Nam. Chính quyền Việt Nam sẵn sàng cung cấp phần khác của khu vịnh này như là điểm bảo dưỡng-hậu cần phục vụ các tàu của hạm đội nước ngoài. Đây là một trong những vịnh biển thuận tiện nhất của thế giới, nằm gần kề các tuyến lưu thông hàng hải nhộn nhịp, tàu bè qua lại có thể ghé vào tiếp nhiên liệu-nhu yếu phẩm cũng như có chỗ nghỉ ngơi cho thủy thủ đoàn. Cam Ranh mở cửa dành cho hạm đội của tất cả các nước. Không thể có chuyện sử dụng Cam Ranh làm căn cứ quân sự của nước ngoài, - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nhấn mạnh.
Bằng ý kiến đó, ông Đại tướng Việt Nam khẳng định lời phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi tháng Bẩy 2012 khi Chủ tịch trả lời phỏng vấn của Đài "Tiếng nói nước Nga" tại Matxcơva.

Chủ tịch Trương Tấn Sang nói: “Chúng tôi chủ trương là Cam Ranh chỉ do Việt Nam quản lý, một phần sử dụng vào công tác quốc phòng, một phần vào công việc phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam thi hành đường lối đa dạng hóa đa phương hóa các mối quan hệ, tại cảng Cam Ranh sẽ không liên doanh với bất cứ nước nào, mà do Việt Nam làm chủ hoàn toàn để xây dựng quân cảng của mình. Đồng thời chúng tôi sẽ xây dựng cơ sở sửa chữa tàu, tổ chức các dịch vụ để tàu bè của bất cứ quốc gia nào cũng có thể đến đây bảo dưỡng và thụ hưởng dịch vụ cung cấp hậu cần của chúng tôi. Riêng về LB Nga, với tư cách là bạn bè truyền thống, là đối tác chiến lược toàn diện, chắc chắn Việt Nam cũng sẽ dành những ưu tiên cần thiết nhất định, để thắt chặt và thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện trên phương diện quân sự-quốc phòng của hai nước. Xin nhắc lại, Cam Ranh là hải cảng mà chủ sở hữu và quản lý là Việt Nam".

Theo quan điểm của chuyên viên Igor Korotchenko, trạm dịch vụ hậu cần tại vịnh Cam Ranh có thể sẽ rất hữu ích sau chừng 5 năm nữa, khi bắt đầu tái trang bị Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Còn hiện thời Việt Nam có kế hoạch bố trí tại Cam Ranh cơ sở hạm đội tàu ngầm tương lai của nước mình.

1 comment: