Tất cả mọi tế bào của cơ thể sống từ các tế bào đơn giản nhất tới các loại tế bào khác nhau trong cơ thể con người đều có chứa chuỗi phân tử DNA (còn được gọi là ADN – Acid deoxyribonucleic) . Chuỗi này là một chuỗi dài các phân tử nối liền với nhau có nhiệm vụ ghi nhớ cách tạo ra proteins của tế bào. Proteins được tạo ra này là chìa khóa để tạo ra rất nhiều các phản ứng hóa học khác nhau mang các nhiệm vụ khác nhau trong cơ thể sống của con người và động vật. Trong quá trình sinh sản, DNA sẽ được nhân đôi và truyền lại cho tế bào con. Đây là một trong những khả năng quan trọng nhất của DNA – khả năng di truyền.
Một phân tử DNA có một cấu trúc xương sống với một chuỗi 4 phân tử cơ bản nối liền với nhau (gọi là Nucleotide, viết tắt là Nu). Chỉ có 4 loại gạch cơ bản là A, T, X, và G. Cách thức sắp xếp 4 phân tử này sẽ quyết định thông tin về tế bào. Mọi hoạt động, chức năng của tế bào đều được điều khiển bởi một gene hoặc nhiều gene (gene là một phần của chuỗi phân tử DNA bao gồm hàng trăm tới hàng ngàn các chuỗi 4 phân tử cơ bản nối với nhau).
Một vi khuẩn đơn giản có thể có một chuỗi đơn DNA chứa khoảng 1000 gene. Sinh vật và động vật có nhiều gene hơn, riêng con người có tới 25000 gene khác nhau. Các chuỗi DNA của sinh vật và động vật thường có dạng xoắn với nhau như hình trên (lúc này A sẽ ghép cặp với T còn C sẽ ghép cặp với G). Một tế bào con người bình thường có 46 phân tử DNA, mỗi phân tử chứa từ 50 tới 250 triệu chuỗi 4 phân tử cơ bản.
DNA và gene có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người và muôn loài. Nhờ nghiên cứu DNA và gene, người ta có thể biết được các vấn đề liên quan tới lịch sử cũng như tìm kiếm các gene gây bệnh để phòng tránh và chữa trị.
(pix courtesy of Wikipedia – Under Creative Commons License)
No comments: