Tại sao sao Kim lại nóng hơn sao Thủy?

0 nhận xét



He Mat Troi

Hệ Mặt Trời



Như chúng ta đã biết, các hành tinh trong hệ mặt trời quay quanh Mặt trời với các quỹ đạo xa gần khác nhau. Hành tinh nào càng xa Mặt trời thì lại càng lạnh (do ít hấp thụ ánh sáng mặt trời hơn). Ví dụ như sao Hỏa xa hơn Trái Đất nên có nhiệt độ thấp hơn. Tuy vậy, hệ mặt trời có hai ngoại lệ là sao Kim và sao Thủy. Nhiệt độ trên bề mặt sao Kim nóng hơn nhiệt độ trên bề mặt sao Thủy rất nhiều mặc dù khoảng cách từ Mặt trời tới sao Kim phải xa gấp đôi khoảng cách từ Mặt trời tới sao Thủy. Tại sao lại có chuyện này?


Câu trả lời cho sự trái ngược này giống như câu trả lời đã gây ra hiệu ứng nhà kính cho Trái Đất : khí Carbon Dioxide (CO2). Trên sao Kim có một lớp CO2 khá dày, cho phép ánh sáng xuyên qua mình nhưng lại giữ lại nhiệt trên bề mặt của sao Kim. Do vậy nhiệt lượng nhận được từ sao Kim tuy ít hơn sao Thủy nhưng lớp khí quyển dày này đã giúp sao Kim giữ được nhiệt độ nhiều hơn. Kết quả là nhiệt độ trên bề mặt sao Kim cỡ gần 700 độ K (~ 427 độ C), nhiệt độ đủ cao để làm nóng chảy Chì (Pb). Trong khi đó nhiệt độ trên sao Thủy chỉ là 440K(~167 độ C). Cũng bởi nhiệt độ quá cao cho nên dù trên bề mặt sao Kim có bầu khí quyển nhưng không thể có một sinh vật sống nào có khả năng tồn tại ở nhiệt độ đó (chưa kể bầu khí quyển này có Oxy hay lưu huỳnh hay không).


(pix courtesy of Wikipedia – Under Creative Commons License)

No comments: