Việc bay thuận/nghịch chiều quay Trái Đất có ảnh hưởng tới thời gian tới đích hay không?

0 nhận xét

Câu hỏi rõ hơn, nếu bạn bay cùng một quãng đường nhưng theo hai chiều khác nhau so với chiều quay của Trái Đất (ví dụ như từ New York tới Paris và từ Paris tới New York hay từ Hà Nội tới New Delhi và từ New Delhi tới Hà Nội) thì liệu việc bay ngược chiều với chiều quay của Trái Đất có giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn so với việc bay thuận chiều quay của Trái Đất hay không?


Jumbo Jet taking off from Vancouver International Airport


Có vẻ như theo logic là có. Và trên thực tế, thường thì đúng là bay ngược chiều với chiều quay của Trái Đất (từ Đông sang Tây) thì sẽ tốn ít thời gian hơn là bay thuận chiều (từ Tây sang Đông). Tuy nhiên, lý do hoàn toàn lại không liên quan tới chiều quay của Trái Đất một chút nào.


Trước hết, cần phải khẳng định là nếu trong điều kiện lý tưởng (tức là không có ma sát) thì việc bay thuận chiều hay ngược chiều quay của Trái Đất cũng đều tốn một khoảng thời gian như nhau để đi cùng một quãng đường. Để nói tới vận tốc, ta cần phải nói tới vận tốc của vật so với điểm mốc. Ở đây khi nói Trái Đất quay từ Tây sang Đông có nghĩa là nói Trái Đất đang di chuyển khoảng 1183 km/h so với khoảng không bên ngoài nó, so với vũ trụ. Còn lại, khi nói vận tốc chạy của một người là 20km/h, có nghĩa rằng người đó đang chuyển động so với Trái Đất (chứ không phải khoảng không bên ngoài Trái Đất). Điều này cũng tương tự như việc bạn đang ngồi trên toa tàu hỏa chuyển động với vận tốc 100km/h và bạn chơi ném bóng với người bạn ngồi đối diện mình. Lúc đó, nếu lấy tham chiếu là toa tàu thì bạn và người bạn ngồi đối diện của bạn là ngồi yên, có vận tốc là 0km/h bất kể bạn và người đó đang ngồi xuôi hay ngược chiều chuyển động của toa tàu.


Nếu nói như vậy, tại sao bay từ Hà Nội tới New Delhi sẽ mất khoảng 9 tiếng đồng hồ, còn từ New Delhi tới Hà Nội mất hơn 10 tiếng đồng hồ? Vấn đề ở đây là chúng ta đang xét trên điều kiện lý tưởng là không có ma sát, còn trên thực tế thì có nhiều ma sát và gió là nguyên nhân gây ra ma sát. Hãy thử giả sử máy bay Boeing 777 có thể bay được trung bình 1000km/h ở độ cao khoảng hơn 10000m. Để chênh lệch 11% về thời gian như trên thì vận tốc lúc bay nhanh hơn cần phải hơn vận tốc lúc bay chậm hơn là 11%/2 = 5.5%. Với vận tốc 1000km/h, 5.5% chỉ tương đương với 55km/h, tức là tương đương với sức gió vừa phải thường gặp. Thủ phạm dễ thấy của sự thay đổi vận tốc này là gió mậu dịch vì đối với đường bay này thì gió mậu dịch sẽ thổi ngược chiều với chiều quay của Trái Đất.


Kết luận, việc bay thuận/nghịch chiều quay của Trái Đất không ảnh hường tới thời gian tới đích nếu bạn bay cùng tốc độ và quãng đường. Điều ảnh hưởng lớn nhất tới thời gian bay sẽ là gió!


(pix courtesy of runningclouds – Under Creative Commons License)

No comments: