Có phải ngày xưa Trái đất chỉ có một châu lục duy nhất?

0 nhận xét

Hiện tại thì chúng ta ai cũng biết rằng Trái Đất có 5 châu 4 bể  tức là 5 châu lục bao gồm : Châu Á, Âu, Mỹ, Phi, Úc. Bạn có thể tham khảo thêm về cách phân chia châu lục tại đây và đọc về quan điểm tại sao Bắc Cực và Nam Cực lại không được tính là một châu lục. Tuy nhiên, có vẻ như là cách đây 250 triệu năm, trái đất không có nhiều châu lục như vậy.


Afred Wegener vào năm 1910 rằng các châu lục đang di chuyển xung quanh thế giới. Vâng, các châu lục đang đi du lịch và có thể lúc nào đó chúng ta có thể bước một bước là qua tới châu Úc. Đó thực là một ý nghĩ điên rồ so với suy nghĩ vào thời đó nhưng khoa học đã chứng minh rằng đó quả thật là một phát hiện đúng đắn. Tuy vậy, Wegener đã không chính xác khi cho rằng các châu lục đang trôi tự do. Các châu lục trên thực tế được gắn vào lớp ngoài của vỏ trái đất và chỉ di chuyển khi có chấn động ở bên trong.


Cách đây 250 triệu năm, Trái Đất chỉ có một châu lục duy nhất được các nhà khoa học đặt tên là Pangea. Sau đó 70 triệu năm, vùng Bắc Mỹ đã bị tách ra và tiếp đó là các vùng ở gần cực. Siêu lục địa Gondwana chia thành Nam Mỹ và châu Phi còn sau đó thì Ấn Độ tách ra khỏi châu Phi. 80 triệu năm tiếp theo, Ấn Độ trôi dần về phía châu Á và khi Ấn Độ đụng độ với châu Á để rồi gắn liền với châu lục này thì dãy núi Himalaya đã ra đời trong quá trình đụng độ này. Quá trình hình thành các châu lục như ngày nay chỉ ổn định dần dần vào khoảng 60 triệu năm trước đây. Để hình dung rõ hơn về quá trình phân chia châu lục, bạn có thể xem video dưới đây :


No comments: