Vào những năm 1960-1970, chương trình Apollo của NASA đã phóng tàu vũ trụ lên mặt trăng 10 lần (trong đó có 6 lần đã hạ cánh tại mặt trăng). Tàu vũ trụ lúc đó được đưa lên vũ trụ bằng tên lửa đẩy Saturn V, tên lửa lớn nhất lúc bấy giờ. Chỉ sau khi cất cánh hai phút, phần lớn nhất của tên lửa sẽ được tháo rời khỏi tàu. Sáu phút sau, tầng thứ hai của tên lửa cũng đốt cháy hết nhiên liệu và được tiếp tục tháo rời để rơi tự do xuống đất. Chỉ còn lại tàu vũ trụ tiếp tục được phóng lên tiếp với một chút ít nhiên liệu. Vậy họ làm sao để tiếp tục cuộc hành trình của mình khi hầu hết nhiên liệu đã tiêu tốn cho việc duy nhất là rời khỏi Trái Đất?
Trong định luật chuyển động của mình, Isaac Newton đã nói rằng một vật đang chuyển động đều sẽ tiếp tục chuyển động đều khi không có bất cứ lực nào tác dụng vào nó. Sau khi tàu vũ trụ được đẩy ra khỏi Trái Đất và không còn chịu sức hút của Trái Đất nữa, con tàu sẽ chuyển động theo quán tính mà không cần năng lượng. Saturn V đã cung cấp một năng lượng đủ mạnh để đẩy tàu vũ trụ ra khỏi sức hút của Trái Đất và duy trì vận tốc 7 dặm một giờ (Nếu bạn chưa biết thì trong 8 phút đầu tiên, hai tầng năng lượng của Saturn V đã sản sinh ra năng lượng có thể thắp sáng cho cả thành phố New York trong vòng ít nhất là 75 phút). Hơn nữa, lúc này lực hút của mặt trăng lại mạnh hơn lực hút của Trái Đất và trên thực tế mặt trăng sẽ hút tàu vũ trụ về hướng của mình. Lúc quay lại Trái Đất, tàu vũ trụ lại phải dùng năng lượng để thoát khỏi sức hút của mặt trăng (tuy vậy sức hút này nhỏ hơn rất nhiều nên cũng tốn ít nguyên liệu hơn).
(pix courtesy of ColinJCampell – Under Creative Commons License)
No comments: