Tại sao nghiên cứu sản xuất máy trợ thính lại khó?

0 nhận xét

The piano has been drinking


Việc nghiên cứu sản xuất máy trợ thính không đơn giản là thu âm và phát lại cho người nghe nghe được rõ hơn. Khi người bệnh bị mất cảm giác với âm thanh, thường họ sẽ chỉ bị “điếc” với một số âm thanh nhất định chứ không phải tất cả các loại âm thanh (trừ khi họ điếc hoàn toàn). Ví dụ, với những người già bị lãng tai, khả năng nghe các âm cao sẽ bị mất dần trong khi khả năng nghe các âm trầm vẫn tốt.


Do vậy, nếu một máy trợ thính đại trà khuyếch đại mọi loại âm thanh thì sẽ chỉ làm người bệnh thêm khó chịu bởi các âm thanh người bệnh vẫn nghe được khi khuyếch đại sẽ trở nên ồn ào quá mức. Với từng người bệnh khác nhau, máy trợ thính sẽ phải được căn chỉnh để khuyếch đại chính xác các âm bị khuyết trong khi vẫn giữ nguyên độ lớn của các âm thanh mà người bệnh nghe được.


Máy trợ thính tốt cũng phải có khả năng khuyếch đại giọng nói trong khi làm giảm tối đa các tạp âm bên ngoài. Việc này thường được xử lý bằng cách sử dụng các micro hướng âm. Một trong những vấn đề khác của máy trợ thính là độ lớn về mặt vật lý của máy. Máy càng nhỏ, càng tiện lợi thì càng tốt về mặt thẩm mỹ và làm người bệnh tự tin. Tuy vậy, khi giảm độ lớn về kích thước của máy đồng nghĩa phải chấp nhận việc xử lý âm thanh càng trở nên khó khăn hơn.


Hiện tại, các máy trợ thính hiện đại đã áp dụng khá tốt các thành tựu kỹ thuật số trong việc giúp đỡ những người khiếm thính có khả năng nghe trở lại. Tuy vậy, mỗi cá nhân lại có những khiếm khuyết khác nhau nên hiện tại việc nghiên cứu sản xuất máy trợ thính đại trà vẫn còn là một thách thức với các nhà khoa học.


(pix courtesy of MarcelGermain – Under Creative Commons License)

No comments: