Chất diệt muỗi nào đã từng được giải Nobel trước khi bị cấm vì quá độc?

0 nhận xét

Disney - Poisoned (Explored)


Không chỉ diệt muỗi mà còn diệt được nhiều loại côn trùng gây hại khác nhau, DDT (DichloroDiphenylTrichloroethane) được tổng hợp lần đầu vào năm 1874 bởi Othmar Zeidler nhưng phải tới tận năm 1939 người ta mới phát hiện ra khả năng diệt muỗi và côn trùng của nó. DDT đã được quân lính chiến đấu ở Bắc Phi đã dùng DDT để khử một số bọ typhus (nên đã tránh được bệnh thương hàn) và trong việc diệt chấy rận. Sau đó DDT được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dùng để diệt muỗi ở Nam Âu, Bắc Phi và châu Á, mang lại hiệu quả cao. Sản xuất DDT giá thành rẻ, tác dụng tốt, kéo dài tới 6 tháng trong khi những loại thuốc diệt côn trùng khác chỉ dọa muỗi có vài ngày. Muỗi chết như ngả rạ mà DDT lại được coi là vô hại. Nhà hóa học Paul Hermann Müller đã được giải thưởng Nobel năm 1948 vì “có công phát hiện ra tác dụng mạnh của DDT trong việc diệt trừ các côn trùng gây hại”.


Tuy vậy, ngay ở thập niên 1940s người ta đã bắt đầu đặt câu hỏi về độc tính quá mạnh của DDT. Những năm 1950s, DDT bắt đầu được sử dụng một cách hạn chế hơn tại Mỹ. Tuy vậy, một đòn mạnh giáng xuống vào năm 1957 khi tờ New York Times bắt đầu điều tra về tác hại của DDT. Sau đó, William Shawn, biên tập viên của tờ báo này đã tập trung nghiên cứu và chỉ ra tác hại ghê gớm của DDT tới môi trường và con người trong cuốn sách nổi tiếng Silent Spring được xuất bản năm 1962.


Ngay lập tức, cuốn sách này đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó. Tuy vậy, cũng phải tới mùa hè năm 1972, lệnh cấm sử dụng DDT mới được ban hành tại Mỹ. Năm 2001, Hội nghị Stockholm về thuốc và hóa chất trừ sâu đã xếp DDT vào danh sách 20 hóa chất nguy hiểm.


Cho tới giờ, vẫn chưa có một hóa chất nào được sản xuất có khả năng diệt trừ muỗi mạnh và triệt để như DDT. Tuy vậy, việc sử dụng DDT tràn lan có thể gây ra các hệ quả kinh khủng hơn rất nhiều so với dịch bệnh mà muỗi đem lại, đặc biệt là do việc DDT không có khả năng phân hủy trong môi trường bình thường, dẫn tới từ cỏ, súc vật ăn cỏ và người ăn súc vật đều sẽ bị nhiễm DDT, gây ra các chứng bệnh về thần kinh và ung thư cao.


(pix courtesy of Express Monorail – Under Creative Commons License)

No comments: