Ngụ ngôn Aesop (Êdốp)

0 nhận xét

Lịch sử ghi lại rất ít thông tin về con người này. Là một nô lệ sống ở Hy Lạp vào thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên, Aesop đã bị giết chết bởi những người dân tại Delphi (theo Herodotus). Tuy vậy, những câu chuyện ngụ ngôn mang tên ông còn tồn tại mãi cho tới tận ngày nay và luôn được người đời coi đó là những bài học quý giá.


Aesop - Edop


Những câu chuyện ngụ ngôn Aesop (Êdốp) thường là những câu chuyện ngắn dành cho trẻ con, ẩn bên trong là một bài học đơn giản về luân lý, đạo đức và cách sống đẹp. Hầu hết những câu chuyện này đều lấy nhân vật chính là những con thú được nhân cách hóa. Tuy vậy, không giống như những câu chuyện cổ của các dân tộc khác, Aesop không sử dụng các con vật theo cách thần thánh hóa hoặc tập trung vào giải thích lối sống của chúng mà chỉ sử dụng chúng để nói lên những câu chuyện rất người.


Ngụ ngộn Aesop thậm chí đã trở thành những câu thành ngữ cửa miệng của người dân ở nhiều nơi trên thế giới. Ví dụ như “con cáo và chùm nho” – “nho xanh”, “rùa và thỏ” – “chậm mà chắc”… Dưới đây là 3 câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng nhất của ông được Lev Tolstoy chuyển thành thơ :


Con cáo và chùm nho


Thấy chùm nho mọng trên giàn


Cáo tìm mọi cách hái ăn đỡ thèm


Nhảy lên tụt xuống mấy phen


Bực mình chẳng được,cáo bèn chê bôi:


-Nho còn xanh quá đi thôi…


Rùa và Thỏ


Thỏ và rùa tranh tài


Xem ai nhanh hơn ai


Hai chú cùng thi chạy


Một véc-ta đường dài


Thỏ nhanh chân vượt trước


Rùa lệnh khệnh từng bước


Thỏ nghĩ: vội gì đâu


Rùa sao kịp ta được


Thỏ nằm khểnh nghỉ chút


Rồi lơ mơ thiếp đi


Rùa cố bò nước rút


Thỏ chủ quan ngủ khì


Rùa mải miết đường xa


Bò hết một véc-ta


Thỏ hoảng hốt nhỏm dậy


Cố đuổi nhưng thua xa


Con chó và cái bóng của nó (nguyên gốc là con lừa)


Có một con chó


Ngoạm miếng thịt to


Qua chiếc cầu ván


Bắc hai bên bờ.


Bóng nó dưới nước


Ẩn hiện lờ mờ


Tưởng con chó khác


Ngoạm miếng thịt to


Nó nhả miếng thịt


Lao xuống nước vồ


Cướp mồi chó khác


Tưởng dễ ngon ơ


Miếng thịt trôi mất,


Bóng mồi thấy mô


Chó ta trơ khấc


Tiếc ngẩn tiếc ngơ


Thả mồi bắt bóng,


Chó tham thật khờ.

No comments: