Đàn ông đã từng đi giày cao gót vào lúc nào?

0 nhận xét

Vào thời cổ đại Ai Cập, khi phần lớn dân chúng đều đi chân đất thì tầng lớp giàu có phía trên đã có giày dép dạng thô sơ để đi. Trong thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, giày cũng được sử dụng nhiều đối với tầng lớp nhà giàu. Trong thời Trung Cổ, cả đàn ông lẫn đàn bà đều sử dụng pattens, một loại giày được coi là tổ tiên của giày cao gót.



Vào những năm 1400, chopines, một loại giày có đế cao đã được tạo ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và được phổ biến ở châu Âu cho tới tận giữa thế kỷ XVII. Như trong hình trên, chopines có thể cao tới 7-8 hoặc thậm chí là 30 inches, cao tới mức mà các quý bà thời đó phải dùng gậy chống hoặc nhờ người hầu giúp đỡ để có thể đứng lên trên chiếc giày của mình.


Tuy vậy để có thể biến giày cao gót trở thành một trào lưu thì không thể kể tới công lao của Catherine de Medici (1519-1589). Ở tuổi 14, Catherine de Medici đã đính hôn với công tước xứ Orleans đầy quyền lực (mà sau này đã trở thành vua nước Pháp). Catherine cao chưa tới 5 feet (~1m50) và khá thấp so với công tước. Luôn luôn lo sợ trước việc cuộc hôn phối chính trị này sẽ trở nên vô nghĩa do chiều cao khiêm tốn của mình và có thể sẽ mất ngôi Hoàng Hậu vào tay người khác, Catherine đã sử dụng giày cao gót để tôn dáng của mình. Ngay lập tức, trào lưu sử dụng giày cao gót đã lan rộng trong giới quý tộc và vào năm 1580, cả hai giới bao gồm đàn ông và đàn bà thuộc tầng lớp có thế lực đều sử dụng giày cao gót.



Đỉnh điểm của trào lưu này là việc vua Louis XIV rất hay sử dụng một đôi giày cao gót màu đỏ và ra lệnh chỉ những ai thuộc hoàng gia mới được sử dụng màu đỏ giống ông ta. Thêm nữa, không ai được phép đi giày cao gót cao hơn nhà vua!!! Tuy vậy, nhà vua kỳ quặc này đã bị Napoleon chiếm ngôi và việc sử dụng giày cao gót cũng bị cấm.


Cho tới những năm đầu thế kỷ XX, việc sử dụng giày cao gót lại được phổ biến (nhất là sau khi váy ngắn) ra đời. Tuy vậy, lúc này thì chỉ có các quý cô xinh đẹp sử dụng giày cao gót để tôn dáng thon chứ còn các quý ông thì không sử dụng giày cao gót nữa (hoặc nếu có chỉ dưới 3cm). Cho tới giờ, các nhà khoa học đều đồng ý rằng việc sử dụng giày cao gót là lợi ít hại nhiều : lợi về sắc đẹp nhưng hại về sức khỏe. Thế nhưng, ai có thể cản được các quý cô làm đẹp cơ chứ?

No comments: