Những gì tạo nên một viên kim cương có giá trị cao?

0 nhận xét

 


(click vào hình để phóng to)


Một viên kim cương trong tự nhiên càng hiếm và càng đẹp thì càng có giá trị cao. Đương nhiên là thế! Tuy nhiên độ hiếm và độ đẹp của kim cương thường được dựa trên 4 tiêu chí sau : màu sắc, độ trong, độ lớn (tính bằng carat) và việc chế tác chúng ra sao.


Một viên kim cương tốt phải là viên kim cương không màu. Nếu nhìn qua thì mọi viên kim cương đều có vẻ không có màu sắc gì nhưng hầu hết các viên kim cương thường lẫn một chút tạp chất và sẽ có vết màu vàng hoặc trắng xám. Kim cương không màu – loại có giá trị nhất – được đánh hạng “D” trong khi đó kim cương ngả màu vàng được đánh hạng “Z”.


Một viên kim cương có độ trong suốt cao sẽ khó nhìn hơn là một viên kim cương có độ trong suốt thấp khi đưa ra ngoài ánh sáng. Điều này là dễ hiểu vì các tạp chất có màu vàng và trắng xám sẽ làm chúng ta dễ nhận biết hơn và dễ nhìn thấy hơn so với nền kim cương trong suốt. Đương nhiên, kim cương hạng “D” cũng có độ trong suốt lớn hơn hạng “Z”.


Carat của kim cương được đo theo trọng lượng của chúng. Một carat trương đương với 0.2 gram. Kim cương càng lớn, càng nặng thì tất nhiên là càng hiếm. Carat được chia theo thang 100 điểm và 50 điểm thì tương đương với một nửa carat (0.5 ct). Các viên kim cương tự nhiên bắt đầu có trọng lượng trên một carat thì được coi là hiếm và có giá trị cao.


Việc chế tác kim cương thế nào cho đẹp là yếu tố duy nhất mà con người có thể động tay vào để làm tăng giá trị của kim cương. Một viên kim cương càng lấp lánh và càng phản chiếu ánh sáng ra nhiều hướng thì càng đẹp. Đây không phải là việc dễ dàng và cần sự tính toán tỉ mỉ của thợ kim hoàn. Chỉ một nhát cắt quá sâu hoặc quá nông cũng có thể làm hỏng cả viên kim cương.


Túm lại, có 4 yếu tố ảnh hưởng tới giá trị của kim cương (trong tiếng Anh gọi là 4C) : màu sắc (color), độ trong (clarity), carat và việc chế tác của thợ kim hoàn (cut).

No comments: