Chuẩn Bluetooth được đặt theo tên của vị vua Bắc Âu nào?

0 nhận xét


Bluetooth là chuẩn không dây được phát minh bởi Sven Matisson và Jaap Haartsen tại công ty viễn thông nổi tiếng thế giới của Thụy Điển, công ty Ericsson vào năm 1994. Trước khi có Bluetooth, các chuẩn không dây khác cũng đã xuất hiện nhưng khá hỗn loạn. Bluetooth sinh ra giúp cho việc kết nối giữa điện thoại, máy tính và các thiết bị điều khiển từ xa trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Điểm đặc biệt của chuẩnnày là nó sử dụng cực kỳ ít năng lượng. Bluetooth sử dụng các sóng radio có năng lượng cực thấp để truyền tín hiệu, do vậy các thiết bị cần để cạnh nhau không quá 10 bước chân. Bù lại, Bluetooth có thể triển khai rộng rãi trên nhiều thiết bị khác nhau và không tạo ra nhiễu sóng tới các thiết bị khác khi đang vận hành. Ban đầu, chỉ có 5 công ty chấp nhận chuẩn này là Ericsson, Intel, Lenovo, Microsoft, Motorola, Nokia, và Toshiba nhưng tới bây giờ đã có hơn 10.000 công ty đưa Bluetooth vào các thiết bị của mình.


Bluetooth được lấy theo tên của vua Harald “Bluetooth” Gormsson, người đã có công thống nhất Đan Mạch và một vài bộ tộc của Na Uy, Thụy Điển lại thành một quốc gia vào thế kỷ thứ X. Cái tên này được chọn bởi chuẩn Bluetooth được sinh ra để chuẩn hóa một loạt các chuẩn kết nối không dây khác nhau, giống như vua Harald đã làm với khối Bắc Âu ngày xưa. Thế nhưng tại sao vua Harald lại được gọi là Bluetooth? Bởi vì ông ta có vài cái răng màu xanh? Trên thực tế, Bluetooth đã phiên bản dịch thuật sang tiếng Anh của từ Blåtand (hoặc Blåtann), theo tiếng Đan Mạch có nghĩa là “da nâu” và “người đàn ông vĩ đại”. Harald cũng là người đã có công trong việc đưa đạo Thiên Chúa vào Bắc Âu và đã dựng lên Jelling Stones tại Jelling để tưởng nhớ cha mẹ mình và để khẳng định rằng khối Bắc Âu lúc đó đã theo đạo Thiên Chúa.

No comments: