Nằm đầu tiên của trẻ sơ sinh là năm phát triển “rực rỡ” nhất. Đứa trẻ nào trong năm đầu tiên cũng có cơ hội dài ra hơn 25cm và có thể tăng trọng lượng lên gấp 3 lần so với lúc mới đẻ. Tuy vậy, tốc độ phát triển của trẻ em không liên tục và đồng đều như thế. Sau năm đầu tiên, một số bố mẹ thậm chí vô cùng ngạc nhiên và lo lắng khi thấy con mình lớn chậm lại hẳn. Trên thực tế, tất cả trẻ em đều sẽ lớn chậm lại khi bước sang tuổi thứ hai và sau đó sẽ phát triển đều khoảng từ 5-6 cm một năm cho tới tuổi dậy thì.
Cũng có những tháng mà con trẻ sẽ lớn rất nhanh, có những tháng mà con trẻ sẽ lớn chậm. Đặc biệt, mùa xuân là mùa mà trẻ thường phát triển nhất so với các mùa còn lại. Tiếp sau đó, phải tới tuổi dậy thì (nữ từ 8-13 tuổi, nam từ 10-15 tuổi) thì trẻ em mới bắt đầu đạt được tốc đô phát triển nhanh hơn. Trong vòng khoảng từ 2-5 năm tiếp theo, cơ thể trẻ sẽ dần ổn định, các cơ quan sinh dục phát triển toàn diện và trở thành người trưởng thành.
Để trẻ em có thể phát triển tốt, chúng ta cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngủ đầy đủ (từ 10-12 tiếng/ngày). Hơn nữa, song song với ăn ngủ trẻ cũng phải được tập luyện đều đặn các môn thể thao phù hợp với giới tính, độ tuổi của mình. Bắt đầu từ 2 tuổi, các bác sĩ có thể dùng chỉ số BMI để kiểm tra và so sánh trẻ với các trẻ khác phát triển bình thường cùng độ tuổi. Tuy vậy, BMI chỉ là một phương pháp và không hoàn toàn chính xác tuyệt đối nên nếu bạn tự thấy con mình quá gầy hoặc quá béo so với trẻ cùng lứa thì tốt nhất nên tham vấn bác sỹ chuyên môn trước khi tự đưa ra các quyết định không có ích cho sự phát triển của trẻ.
Ghi chú : BMI (Body Mass Index) hay còn được gọi là Quetelet Index được tính bằng cân nặng/bình phương chiều cao tính bằng đơn vị m. BMI cho trẻ em được tính giống như trên nhưng được so sánh theo tiêu chuẩn khác so với tiêu chuẩn người lớn. Để biết chi tiết, xin đọc thêm tại đây.
(pix courtesy of ePi.Longo – Under Creative Commons License)
No comments: