Có rất nhiều cách khác nhau được lan truyền trên mạng để bảo vệ pin laptop và điện thoại di động của bạn. Có cách luôn đúng, có cách luôn sai và cũng có cách đúng cho máy laptop của người khác và sai với máy laptop của bạn. Do vậy, việc đầu tiên bạn cần xác định mình đang sử dụng loại pin gì, kế sau đó mới đi tìm hiểu xem cách nào để bảo quan loại pin đó tốt nhất.
Đa phần các pin laptop và pin điện thoại smartphone hiện tại đều dùng pin sử dụng Lithium. Được phát minh ra từ năm 1912 nhưng phải tới thập niên 1970 pin Lithium mới bắt đầu được đưa vào sản xuất công nghiệp và cũng phải tới năm 1991 thì Sony mới đưa ra được pin Lithium cho các sản phẩm đại trà. Pin Lithium có nhiều ưu điểm hơn so với pin NiCd, có giá thành rẻ và đặc biệt là không phải xả pin định kỳ để tránh bị chai (xả pin = không sạc + để máy chạy hết pin, sau đó xạc đầy trở lại). Để biết thêm chi tiết về pin Lithium, bạn có thể đọc bài viết sau tại BatteryUniversity.
Như vậy, trái với nhiều lời khuyên trước đây thì khi sử dụng pin Lithium bạn không cần phải xả pin định kỳ. Thậm chí, BatteryUniversity khuyến cáo rằng số lần bạn phải sạc đầy pin khi bị hết pin càng nhiều thì pin của bạn càng bị hỏng (lão hóa) nhanh :
Similar to a mechanical device that wears out faster with heavy use, so also does the depth of discharge (DoD) determine the cycle count. The smaller the depth of discharge, the longer the battery will last. If at all possible, avoid frequent full discharges and charge more often between uses. If full discharges cannot be avoided, try utilizing a larger battery. Partial discharge on Li-ion is fine; there is no memory and the battery does not need periodic full discharge cycles other than to calibrate the fuel gauge on a smart battery.
BatteryUniversity cũng đưa ra hai bảng dưới đây để so sánh thời gian sử dụng pin Lithium trong các điều kiện sạc pin ít/nhiều và nhiệt độ nóng/lạnh khác nhau :
BatteryUniversity khuyến cáo thêm đối với pin Lithium bạn không cần phải rút nguồn ra sau khi đã sạc đầy pin bởi laptop và điện thoại của bạn sẽ tự động ngắt nguồn khi đã sạc đầy pin và chỉ thực hiện sạc trở lại khi pin cần được sạc. Tóm lại, đối với pin Lithium bạn cần chú ý không sử dụng pin quá lâu cho tới khi hết pin mới sạc đầy trở lại, cố gắng giữ pin ở nhiệt độ thấp (ngay cả khi không sử dụng), không đặt lên các vật như gối hoặc giường có khả năng làm nóng pin … Lifehacker trong bài viết này cũng đưa ra các khuyến cáo riêng cho từng dòng điện thoại trong việc làm sao để bảo quản pin dùng được lâu nhất.
No comments: