Đặng Huy Trứ – ông tổ nghề nhiếp ảnh Việt Nam

0 nhận xét

My flatmate's works


Phan Bội Châu đã từng nhận định rằng Đặng Huy Trứ (1825-1874) là ”Một trong những người trồng mầm khai hoá đầu tiên của Việt Nam“. Quả thật, ông quan thanh liêm thời Tự Đức này đã có công rất lớn trong việc gieo mầm canh tân cho nhà Nguyễn vào thế kỷ XIX với tư tưởng phát triển kinh tế (khai mỏ, mở mang thủ công nghiệp và thương nghiệp, phát triển giao thông vận tải); phát triển khoa học quân sự (đưa ra tư tưởng chiến tranh nhân dân cho mọi chiến lược và chiến thuật, cử người đi học hỏi những kỹ nghệ phương Tây như đóng thuyền, chế tác vũ khí); cải cách xã hội (chống tư tưởng trọng văn khinh võ, chống hối lộ – tham nhũng, nhấn mạnh đức tính cần kiệm liêm chính – chí công vô tư của quan lại). Ông lập ra các thương điếm như Lạc Sinh Điếm, Lạc Thanh Điếm và Ty Bình Chuẩn để giao thương với phương Tây, tạo dựng nền tảng tài chính và quân sự cho triều đình nhà Nguyễn trong những 1850-1870.


Năm 1865, Đặng Huy Trứ đã được cử đi xứ tại Hương Cảng (Hongkong) và đã đem về một cuốn sách về máy hơi nước cho chính ông dịch ra tiếng Hán. Trong thời gian này, ông cũng tiếp xúc với nghệ thuật nhiếp ảnh còn manh mún trên thế giới và sau đó đã mở hiệu ảnh đầu tiên tại Việt Nam có tên Cảm Hiếu Đường (phố Thanh Hà, Hà Nội) vào ngày 14/3/1869.


Tiếc rằng tư duy canh tân của Đặng Huy Trứ đã không được tiếp tục duy trì và phát triển sau khi ông mất (năm 1874). Nghệ thuật nhiếp ảnh tại Việt Nam cũng phải tới những năm 1930 với sự đam mê không bờ bến của cụ Võ An Ninh mới lại được nhen nhóm trở lại và dần dần phát triển cho tới ngày nay. Cụ Võ An Ninh có thể coi là ông tổ của nhiếp ảnh hiện đại tại Việt Nam nhưng Đặng Huy Trứ vẫn luôn được coi là người đầu tiên đã mang nhiếp ảnh tới Việt Nam. Ngoài ra, Đặng Huy Trứ cũng là người đầu tiên đã duy nhập kỹ thuật đóng tàu của phương Tây vào Việt Nam.


(pix courtesy of ePi.Longo – Under Creative Commons License)

No comments: