Làm sao cây rụng hết lá vào mùa thu có thể hô hấp được?

0 nhận xét

Caught in the net


Không chỉ có động vật mà thực vật cũng hô hấp – nói cách khác là trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Cây sử dụng khí CO2 để quang hợp, tạo ra chất và thải ngược lại ra ngoài môi trường khí O2 – khí cần thiết để động vật có thể hô hấp theo công thức sau :


6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2


Tuy vậy, vào buổi đêm cây cũng sẽ sử dụng một phần O2 đã thải ra ngoài không khí để “đốt” C6H12O6 và thải ngược lại ra CO2 theo công thức sau :


 C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O


Do vậy, người ta thường khuyên không để cây/hoa trong phòng quá nhiều vào ban đêm để tránh bị khó thở do cây chiếm mất O2 của con người. Quá trình hô hấp/quang hợp này chủ yếu thông qua lá cây.


Có thể thấy rằng, để quang hợp được thì ngoài CO2, cây còn cần nước (H2O) để tạo ra chất dinh dưỡng. Do vậy, cây cần hút nước từ dưới đất lên để cung cấp cho các nhà máy quang hợp nằm trong lá này. Một lượng nhỏ nước khác cũng bị mất đi do quá trình bay hơi ra ngoài không khí. Vào mùa thu, lượng nước và lượng ánh sáng bắt đầu ít dần nên cây khó quang hợp hơn. Lúc này, cây bắt đầu sử dụng dưỡng chất được tích trữ tại lá cây và ở các cành cây. Dưỡng chất được sử dụng tới đâu thì lá cây khô tới đó và rụng xuống. Cây trong thời điểm này sẽ gần như không ‘hô hấp’ nữa mà hoàn toàn sử dụng dưỡng chất đã được tích trữ.


Thường dưỡng chất trong lá và các cành cây sẽ đủ để cho cây có thể sống sót qua mùa thu và mùa đông. Cho tới mùa xuân, lá cây sẽ bắt đầu mọc trở lại và lại bắt đầu chu trình mới.


(pix courtesy of tanakawho – Under Creative Commons License)

No comments: