Trong khi nấu bia, người ta thường hay dùng hoa của một loại cây thuộc loại Humulus, thường xuất hiện ở các vùng ôn đới phía Bắc Bán Cầu. Các bông hoa chưa thụ phấn (thuộc giống cái) của cây Humulus lupulus (thường được gọi là Hops-tiếng Anh hay Houblon-tiếng Pháp) thường được dùng để ủ bia. Hoa này có tác dụng để cung cấp vị đắng đặc trưng cho bia, cân bằng với vị ngọt của mạch nha, tạo ra hương vị đặc biệt của các loại bia và giúp tăng khả năng giữ bọt của bia.
Theo phân loại sinh học, hoa được dùng để làm bia có cùng họ với hoa thuốc phiện (marijuana) mặc dù hoa để ủ bia không chứa chất gây nghiện (THC-TetraHydroCannabinol). Việc sử dụng hoa này được bắt nguồn từ thời Trung cổ tại châu Âu (khoảng năm 822) nhưng chỉ được hoàn thiện về mặt kỹ thuật vào thế kỷ XIII tại Đức. Ngoài việc cung cấp vị đắng, Hops cũng giúp những người làm bia có thể giữ bia được ngon lành lâu hơn và có khả năng xuất khẩu bia ra các nước khác.
Độ đắng của bia (được tạo ra bởi hoa Hops) ngày nay được đo theo thang EBU (European Bitterness Units) hoặc IBU (International Bitterness Unit). Ví dụ bia Heineken sẽ có IBU là 23, bia Tiger có IBU là 25, bia Corona có IBU là 13 trong khi bia đen của Đức hoặc Bỉ sẽ có IBU từ 30 tới 60.
(pix courtesy of Duncan~ – Under Creative Commons License)
No comments: