Không chỉ có mèo mà một số loài động vật ăn đêm khác như một số loài hổ/báo dường như cũng có đôi mắt phát sáng trong đêm. Tuy vậy, mèo là trường hợp điển hình mà con người hay gặp nhất. Mèo thường ngủ tới 16 tiếng/ngày (~ chúng chỉ dành 1/3 cuộc đời mình cho các hoạt động khác) và thường hay ngủ lim dim vào ban ngày. Ngay cả khi mèo thức giấc vào lúc ban ngày thì đồng tử của chúng cũng co hẹp lại hết sức để tránh bị lóa mắt. Vào buổi đêm, đồng tử mới mở rộng ra hết cỡ để nhận ánh sáng.
Nếu không hề có bất cứ tí ánh sáng nào vào buổi đêm thì mèo hay hổ báo đều không nhìn thấy gì. Thế nhưng nếu có dù chỉ một chút ánh sáng mờ mờ thôi thì các loài này cũng có thể tận dụng được rất tốt lượng ánh sáng này. Như đã từng phân tích, võng mạc của mắt có hai loại tế bào là tế bào hình nón và tế bào hình que. So với loài người thì mèo có nhiều tế bào hình que hơn nón và các tế bào hình que này rất nhạy cảm với các loại ánh sáng yếu. Không chỉ vậy, mèo còn có một vùng phía sau võng mạc gọi là tapetum lucidum, có tác dụng như một chiếc gương phản chiếu và giúp cho võng mạc có cơ hội lần thứ hai để phân tích ánh sáng đi vào mắt. Con người không may mắn có được vùng này nên một khi ánh sáng đã đi qua võng mạc là mãi mãi đi mất, không thể phân tích lại được nữa. Cũng chính vùng tapetum lucidum này do đóng vai trò chiếc gương nên đã làm mắt của mèo và các loài ăn đêm khác rực sáng lên mỗi khi có ánh đèn hay ánh sáng nói chung chiếu vào lúc buổi đêm.
(pix courtesy of archer10 – Under Creative Commons License)
No comments: