Nếu đúng là cát được tạo thành bởi SiO2 (loại cát thường thấy nhất trên Trái Đất) thì sẽ không bị nam châm hút. Tuy vậy, các loại cát có màu đen lại có một xuất xứ tương đối bí ẩn và thường bị nam châm hút. Các loại cát này thường có xuất xứ từ vũ trụ, cụ thể là từ các tiểu thiên thạch đâm xuống Trái Đất. Các thiên thạch loại này khi đâm xuống Trái Đất sẽ chẳng bao giờ còn nguyên vẹn hình dạng khi chạm vào bề mặt Trái Đất mà trên thực tế hầu hết trong số này sẽ bị nung chảy trước khi chạm được vào bề mặt của Trái Đất.
Như bạn đã biết, vận tốc khi rơi từ trên cao sẽ tăng dần theo gia tốc xấp xỉ bằng 9.8 m/s. Thiên thạch rơi xuống Trái Đất từ độ cao rất lớn, ma sát với lớp không khí dày đặc nên sẽ bị nung chảy và tạo thành những hạt nhỏ trộn lẫn với cát trên bề mặt Trái Đất. Theo thống kê sơ bộ của các nhà khoa học thì mỗi ngày Trái Đất tiếp nhận hơn 400 tấn cát kiểu này. Sở dĩ chúng bị nam châm hút bởi thành phần chủ yếu của chúng là sắt và nickel, hai nguyên tố có từ tính.
Do vậy, nam châm cũng thường được dùng để phân tách cát được tạo thành từ các thiên thạch và cát tự nhiên có công thức SiO2 như trong đoạn video dưới đây :
No comments: