Cải lương xuất hiện ở Sài Gòn lúc nào?

0 nhận xét


Ngày 11-9-1917, vở kịch mô phỏng kịch hài phương Tây Vì nghĩa quên nhà của Lê Quang Liêm và Hồ Biểu Chánh được công diễn ở rạp Eden (Sài Gòn). Ngày 12-9-1917, vở được diễn ở rạp Cô Tám (Chợ Lớn).


Vở kịch tạo ra cuộc tranh luận giữa hai phe bảo tồn hát bội và phe cải lương kịch nghệ, chính thức báo hiệu sự ra đời của ca kịch cải lương.Đến năm 1920, cái tên “cải lương” xuất hiện lần đầu tiên trên bản hiệu gánh hát Tân Thịnh (1920) với câu liên đối:


Cải cách hát ca theo tiến bộ


Lương truyền tuồng tích sánh văn minh.


Vương Hồng Sển lại có ý kiến khác về sự ra đời của cải lương, theo sự hiểu của ông thì:



  • Năm 1915 trở về trước, tại miền Nam, tài tử còn ca kiểu “độc thoại”.

  • Năm 1916, có ca kiểu “đối thoại” (ca ra bộ)

  • Đêm 16 tháng 11 năm 1918, tại Rạp Hát Tây Sài Gòn, có diễn tuồng Pháp – Việt nhứt gia (tức Gia Long tẩu quốc) đánh dấu thời kỳ phôi thai của cải lương.


(Ảnh : vnExpress.net)

No comments: