Quay trở lại năm 1900 trước Công Nguyên, tổ tiên của người Do Thái là Abraham được coi là sinh ra ở thành Ur (thuộc vương quốc của người Sume). Người con trai của ông là Isaac rồi đến người cháu là Jacob gặp nạn đói phải lang thang tới Bắc Ai Cập, vùng Casan gần đồng bằng sông Nile để làm nghề chăn nuôi bò và định cư ở đó. Cho dù bị sự đàn áp khốc liệt của các pháp lão (Pharaon) nhưng người Do Thái sống ở Ai Cập trước sau vẫn giữa được tập tục, tôn giáo của mình cũng như những lời răn dạy của Abraham. Trong truyền thuyết của người Do Thái cũng nhắc tới Mose là người đã dẫn dắt người Isarel ra khỏi sa mạc sau 40 năm, thoát khỏi sự áp bức của các Pharaon. Kinh điển của Đạo Do Thái chính là phần “Cựu ước” trong Kinh Thánh của Đạo Cơ Đốc (Thiên Chúa) ngày nay.
Tiếp theo tới thế kỷ I sau Công Nguyên, Hoàng đế La Mã Augustus lúc này đã chinh phục được đất đai ven Địa Trung Hải, xây dựng nên La Mã thống nhất và lớn mạnh. Tuy vậy, đế quốc này cho dù ở thời thịnh vượng nhất vẫn có những mầm mống sụp đổ bởi sự mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc vô cùng sâu sắc. Người Do Thái lúc đó cũng bị đàn áp và bị coi là Dị giáo. Chúa Jesus tương truyền là con của Abraham đã bắt đầu đi truyền đạo khắp nơi thuộc Do Thái nhưng bị chính những người Do Thái giáo đi theo La Mã ghen ghét và cuối cùng đã bị họ đóng đinh câu rút. Tuy vậy, 12 đệ tử của ông tin rằng ông đã hoàn thành sứ mệnh truyền giáo ban đầu của mình và vẫn tiếp tục sống lại và đã lên trời dõi theo họ. 12 đệ tử này đứng đầu là thánh Peter đã tiếp tục truyền giáo khắp nơi và trong một lần gặp kì ngộ đã gặp Saul, người theo Do Thái giáo chính thống. Saul lập tức đổi tên thành Paul và tiếp tục truyền đạo của Jesus đi khắp Hy Lạp và La mã. Cho tới giờ, “Tân Ước’ có hơn mười bức thư tương truyền do thánh Paul viết.
Cho tới tháng 2 năm 313, sắc lệnh Milan đã được ký bởi La Mã tuyên bố chính thức các tôn giáo được quyền tự do, không bị kỳ thị. Hiện tại sắc lệnh này nguyên bản đã bị mất và các nhà khoa học nghi ngờ về tính chân thực của nó. Tuy vậy, từ thời điểm đó Thiên Chúa giáo bắt đầu được truyền bá rộng rãi hơn.
Năm 570, Mohammed ra đời. Ông là một trong những nhân vật lịch sử kiệt xuất, là người đã sáng lập ra đạo Islam (đạo Hồi). Ông nội của Mohammed là người quản lý thánh điện Mecca. Tương truyền năm 40 tuổi, Mohammed đã tự mình vào trong hang nhỏ ở một ngọn núi ngoại thành Mecca để suy tưởng. Trong một đêm nọ, thánh Allah đã cử thiên sứ đến truyền đạt Thần dụ và “Khải thị” cho ông chân lý của kinh Koran. Sau đó, ông bắt đầu truyền đạo Islam (âm dịch của tiếng Arab có nghĩa là “Thuận tòng”, thuận theo ý chỉ của chân chủ). Trong thời kỳ đầu truyền giáo, Mohammed đã khuyên mọi người bỏ sùng bái đa thần, sùng bái tượng thần, bỏ thuyết tam vị nhất thể của Thiên Chúa giáo và chỉ thờ thánh Allah độc nhất vô nhị. Mohammed coi Abraham và Jesus là các sứ giả truyền giáo ở phía trước mình. Tuy nhiên, quan niệm này đã dẫn tới những cuộc Thánh Chiến khiến bao người chết giữa những người theo đạo Hồi và đạo Thiên Chúa. Bản thân đạo Hồi không phải là một đạo khuyến khích việc giết người và cũng có rất nhiều những quy tắc mang tính nhân văn nhất định của mình, tuy nhiên ngày nay đã bị nhiều người “hiểu và dịch” chúng theo những toan tính riêng của bản thân mình.
Như vậy, có thể nói cả ba tôn giáo lớn này đều có điểm chung ở thủy tổ của người Do Thái là Abraham. Trong quá trình hình thành và phát triển tôn giáo, do các điều kiện xã hội cũng như cách nhìn nhận khác nhau mà hình thành nên các tôn giáo khác nhau.
(pix courtesy of ePi.Longo – Under Creative Commons Licenses)
No comments: