Tại sao lại gọi là cậu ấm cô chiêu?

0 nhận xét

“Cậu ấm cô chiêu” là thành ngữ ngày xưa tương đương với “con ông cháu cha” ngày nay. “Chiêu” là từ chỉ các ông tiến sỹ thời Lê còn “ấm” là chức tước do triều đình ban cho con cháu các quan từ ngũ phẩm trở lên. Ví dụ cháu quan thì gọi là ấm tôn, con quan thì gọi là ấm tử, học trò quan mà đỗ đạt thì gọi là ấm sinh… Tất cả đều được gọi chung là các cậu “ấm”. Có thể thấy rằng “chiêu” là danh từ xưng gọi ở trong gia đình (ví dụ như Nguyễn Du hồi đi học còn được gọi là cậu chiêu Bảy – ông là con của tiến sỹ Nguyễn Nghiễm). Trong khi đó “ấm” là danh xưng ở ngoài xã hội. Thêm một điểm nữa, “chiêu” thì được dùng cho cả con trai lẫn con gái trong khi đó “ấm” chỉ dùng riêng cho con trai mà thôi. Sau này, ấm và chiêu được dùng luôn cả cho các con cái nhà giàu.


Dancing, Vietnam


Hiện tại bây giờ từ “cậu ấm cô chiêu” không còn được dùng nhiều nữa mà thay bởi “con ông cháu cha”, có lẽ vì chế độ khoa cử không còn tồn tại. Tuy vậy, trong một số trường hợp người ta vẫn sử dụng thành ngữ này và có thể biến đổi nó sang dạng hài hước hơn như “Cậu ấm sứt vòi” để chỉ các cậu “con ông cháu cha” mà lại hư hỏng.


(pix courtesy of twenty_questions – Under Creative Commons License)

No comments: