Có rất nhiều các câu chuyện liên quan tới ý nghĩa thật sự của từ SOS như “Save Our Souls” hay “Save Our Ship” hoặc “Send Out Succor” nhưng thực ra cả 3 cách giải thích trên đều không đúng. Mặc dù tín hiệu SOS dùng cho các trường hợp cấp cứu khẩn cấp nhưng bản thân từ SOS thì lại không mang nghĩa gì.
Morse đã phát minh ra điện tín giúp cho việc truyền các thông điệp đi xa trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Phát minh của ông đơn giản chỉ là việc phát đi các tín hiệu ON/OFF (1/0) và sau đó mã hóa các ký tự thành các chấm và các vạch theo các tín hiệu ON/OFF đó. Ví dụ “1,0″ sẽ biểu diễn cho ký tự A còn “1,1,1″ sẽ là S. Khi truyền đi các ký tự này, mỗi ký tự sẽ được cách bởi thời gian tương đương với 3 tín hiệu “1″ và mỗi từ sẽ được cách bởi thời gian tương đương với 7 tín hiệu “1″.
Tiếp sau đó, Guglielmo Marconi đã phát minh ra việc truyền các tín hiệu trong môi trường không dây (người khởi xướng cho radio). Tuy vậy, năm 1943 Tòa án Tối cao Liên bang đã công nhận bằng sáng chế về phát minh này thuộc về Nikola Tesla bởi Tesla đã đăng ký trước Marconi.
Vào đầu thế kỷ XX, có rất nhiều những người phụ trách điện tín không dây trên tàu thủy trước đó đã từng phụ trách điện tín cho tàu hỏa hoặc bưu điện. Nếu người này muốn gửi ra một thông điệp và muốn tất cả các trạm thu nhận đều nghe thấy thông điệp này, họ sẽ bắt đầu bằng ký tự CQ có nghĩa là “all stations.” Năm 1904, CQ được đổi thành CQD với ý nghĩa “all station, distress”. Một vài năm sau đó, tại hội thảo ở Berlin, việc chuẩn hóa ký hiệu ở mức quốc tế đã được bàn luận và sau một thời gian thảo luận, SOS đã được chọn để thay thế CQD. Lý do để SOS được chọn bởi theo ký hiệu Morse nó bao gồm ba ký tự “1″, ba ký tự “0″ và tiếp theo lại là ba ký tự “1″ được gửi đi trong cùng một từ và cách này sẽ không làm cho bất cứ ai nhận tín hiệu có thể nhầm lẫn được.
(pix of visualpanic – Under Creative Commons Licenses)
No comments: