Cho dù có một vài dấu tích của các bản đồ cổ xưa với kích cỡ bé hơn còn sót lại cho tới bây giờ, tấm bản đồ thế giới được vẽ trên đất sét từ thời Babylon cổ đại (Iraq hiện tại) khoảng 1000 năm trước Công Nguyên được coi là tấm bản đồ cổ nhất của thế giới. Tấm bản đồ này vẽ thế giới hình tròn, được bao quanh bởi nước và Babylon được đặt ở chính giữa giống như bản đồ có niên đại khoảng 700-500 trước Công Nguyên dưới đây:
Các nhà khoa học thuộc Hy Lạp cổ đại cũng đã bắt đầu nghiên cứu địa lý vào khoảng năm 500 trước Công Nguyên và đã tự vẽ tấm bản đồ của mình vào sau đó. Trong số các tấm bản đồ này, tấm bản đồ của Ptolemy là tấm bản đồ nổi tiếng nhất và đã được vẽ trong cuốn sách của ông, cuốn Guide to Geography vào năm 140 sau Công Nguyên.
Những nhà bản đồ học Arab sau đó cũng đã nghiên cứu và bổ sung thêm vào bản đồ của Ptolemy các kiến thức của họ.Tấm bản đồ nổi tiếng nhất trong thời này là tấm bản đồ của al-Idrisi được vẽ vào năm 1154 được bổ sung thêm Bắc Phi, lục địa Âu-Á và cả vùng Viễn Đông.
Năm 1569, một người Flemish (vùng thuộc Hà Lan bây giờ) có tên là Gerardus Mercator đã vẽ nên tấm bản đồ được coi là tấm bản đồ hiện đại đầu tiên trên thế giới (mặc dù vẫn còn thiếu châu Úc và châu Đại Đương). Tấm bản đồ này được coi là hiện đại bởi nó đã vẽ cả đường kinh tuyến và vĩ tuyến chính xác như bản đồ chúng ta sử dụng bây giờ. Tuy bản đồ của Mercator tương đối chính xác nhưng do vẽ theo hình chữ nhật nên tỷ lệ có hơi bị méo một chút nếu so với bản đồ hình cầu. Dần dần vào các thế kỷ tiếp theo, nhờ công của các nhà thám hiểm và khoa học công nghệ, bản đồ dần dần được hoàn thiện và làm rõ thêm.
No comments: