Làm thế nào để mau giàu có ?

0 nhận xét
Làm thế nào để mau giàu có ?

Có lẽ câu hỏi nãy là câu hỏi bất hủ trên thế giới.

Trước tiên bạn phải biết giàu có đối với bạn nó như thế nào? Thu nhập cao, có nhà, có xe hơi, có nhiều đất đai, hay đơn giản có một căn nhà vừa đủ ở, đủ tiện nghi và một công việc có thu nhập kha khá?

Mỗi người định nghĩa sự giàu có khác nhau, với những người làm nông thì có 1 tỷ đối với học là quá giàu rồi, những người bán hàng rong họ có 100 triệu là thấy mình đã giàu, ... Bởi vậy bạn phải đặt ra được mức giàu có của mình là bao nhiêu, 100 triệu hay 1 tỷ, hay 10 tỷ, 100 tỷ, 1000 tỷ ...



Với mức 100 triệu thì bạn có thể dễ dàng làm được rồi, làm nhân viên của một công ty nào đó thì chỉ cần tích lũy vày năm thì bạn sẽ đạt được.

Mức 1 tỷ thì bạn phải là nhân viên cấp cao, có trình độ cao, nhưng ở Việt Nam thì nhân viên làm thuê và tích lũy được 1 tỷ trong vài năm thì rất khó.

Mức 10 tỷ suốt đời làm nhân viên nằm mơ cũng chẳn được.

Bởi vậy nếu bạn muốn làm giàu thì bạn phải làm ông chủ, từ ông chủ nghe ghê quá nhưng không có gì là không thể, đại lý vé số, đại lý ve chai cũng là ông chủ. Cái quan trọng là bạn phải biết lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với mình để kinh doanh, từ ông chủ nhỏ từ từ lên ông chủ lớn.

Muốn làm được ông chủ lớn phải có tầm nhìn xa trông rộng, phải biết liều, mạo hiểm, vì những thứ dễ dàng kiếm được tiền thì mọi người làm sạch sành sanh rồi.

Nhưng éo le thay khi bạn có tiền để đầu tư kinh doanh thì bạn sợ, sợ đầu tư thua lỗ mất hết tiền, thôi thì tèn tèn đủ sống là được rồi. Muốn làm giàu thì bạn phải vứt ngay cái tâm lý đó vào sọt rác.

Muốn làm giàu bạn phải trang bị rất nhiều thứ, trong đó kiến thức và kinh nghiệm của người đi trước là những thứ không thể thiếu. Nếu không có kiến thức thì bạn cũng có thể làm giàu nhưng không bền vững và không thể trở thành ông chủ lớn được.

Vậy bây giờ việc trước tiên là làm gì đây? Tìm hiểu ngành nghề mà bạn chuẩn bị kinh doanh thật kỹ, học hỏi kinh nghiệm nhiều người đi trước, sau đó đầu tư nhỏ thôi để xem kết quả thế nào rồi từ từ mở rộng nó. Nhưng bây giờ tôi không có tiền làm sao mà đầu tư? Ôi câu nói mà vạn người vẫn nói, không tiền vẫn làm ra tiền. Bạn nên biết rằng một vài ngành nghề không cần nhiều vốn, bạn nên đi trái nghề kiếm chút vốn để đầu tư ngành nghề mình tính đến. Dịch vụ là một trong những ngành nghề không cần nhiều vốn. Bạn thử nghĩ ra một dịch gì đó làm thử xem. Hoặc đơn giản hơn là bạn có thể làm trung gian mua bán hàng hóa ... Có rất nhiều thứ mà bạn có thể kiếm ra tiền, cái quan trọng là bản thân bạn làm thế nào thôi!

Một vài ví dụ có thể làm bạn giật mình
Một đêm bán được từ 250 đến 300 bọc bánh tráng trộn, anh Tô Tiến Thành thu từ 3,5 đến 4 triệu đồng.
Quầy bánh của anh Thành tọa lạc tại một góc vỉa hè cuối đường Hòa Hảo (quận 10, TP HCM), cứ 18h tối quầy bánh tráng khô bò của anh Thành lại nườm nượp người đến mua. Khách quen của anh thường là các bạn trẻ, sinh viên, dân văn phòng hay các bà nội trợ.

Bánh tráng trộn vốn là món ăn vặt được ưa chuộng rộng rãi ở Sài Gòn khoảng chục năm trở lại đây. Món này có vị lạ miệng, lấy bánh tráng, trứng cút luộc, thịt bò khô, tôm khô, xoài xanh xắt nhỏ, đậu phộng (lạc) rang, hành củ và hành lá phi thơm, cho thêm nước tắc vào trộn đều. Món này thường được bán ở vỉa hè Sài Gòn, trung bình mỗi túi nilon cho một người ăn có giá từ 6.000 đến 10.000 đồng.

Khách xếp hàng nườm nượp để mua bánh tránh trộn trên đường Hòa Hảo. Ảnh: Sonata Thi
Khách xếp hàng nườm nượp để mua bánh tránh trộn trên đường Hòa Hảo. Ảnh: Sonata Thi

Mặc dù đắt hơn gấp đôi so với mặt bằng giá ở TP HCM, song do biết cách chế biến ngon, hài hòa và bắt mắt lại sạch nên khách đến mua bánh ở chỗ anh Thành rất đông. Càng về đêm, cảnh mua bán bàng tấp nập. Để khách khỏi đợi lâu, anh Thành dặn dò tốt nhất nên gọi điện trước, rồi chỉ số điện thoại di động anh dán phía trước quầy để mọi người tiện liên hệ.

Chia sẻ về "bí kíp kinh doanh" và giữ chân khách, anh Thành cho biết, anh luôn chú trọng khâu chọn bánh tráng và các nguyên liệu sao cho vừa ngon vừa đảm bảo vệ sinh. Chẳng hạn khô bò anh không mua lẻ từng bọc sẵn như bình thường mà mua cả cây thịt về rồi dùng tay tước ra, bánh tráng cũng phải lấy ở một chỗ quen, đảm bảo uy tín...

Trung bình mỗi đêm bày hàng ra từ 18h đến 22h, anh Thành bán được từ 250 đến 300 túi bánh, mang về doanh thu khoảng từ 3,5 đến 4 triệu đồng. Dù ai cũng xuýt xoa khi biết doanh số "khổng lồ" từ một quầy hàng rong nhỏ như thế, song khi hỏi về lợi nhuận, anh Thành lại khiêm tốn cười xòa "chỉ lời được chừng vài trăm nghìn thôi, không nhiều".

Quầy hàng rong đơn sơ nhưng mỗi đêm đem về cho anh Thành doanh thu từ 3,5 đến 4 triệu đồng. Ảnh: Sonata Thi

Theo ước lượng của những người làm trong nghề thì ít nhất mỗi túi bánh tráng như thế anh Thành sẽ lời được 5.000 đồng. Cụ thể tính phí cho mỗi bịch bánh tráng 15.000 đồng chỉ tốn từ 8.000 đến 10.000 đồng tiền vốn bao gồm: 4.000 đồng bò khô, 2.000 đồng tôm khô, 1.000 đồng bánh tránh, 1.000 đồng hai trứng cút, 1.000 đồng rau và gia vị...

***

Một sinh viên (SV) họ Lý kiếm được 15.000 tệ (khoảng hơn 45 triệu VNĐ) mỗi tháng nhờ bán khoai lang nướng trong khuôn viên trường đại học (ĐH) ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), theo Chinadaily.

Hiện Lý đang có 10 cửa hàng khoai lang nướng ở tỉnh Hồ Nam
Hiện Lý đang có 10 cửa hàng khoai lang nướng ở tỉnh Hồ Nam. Ảnh: Chinadaily

Sắp tốt nghiệp chuyên ngành kinh doanh và thương mại quốc tế của ĐH Nông lâm và công nghệ Trung Nam, Lý Khánh Cường bắt đầu tìm việc làm nhưng không có nơi nào phù hợp. Anh chàng SV năm cuối liền chuyển sang nghề bán khoai lang nướng và ăn nên làm ra đến không ngờ.

"Những công việc tôi tìm thường là lương rất thấp, chỉ khoảng 1.500 tệ (227 USD) đến 3.000 tệ (454 USD) mỗi tháng, nên tôi đã từ chối", Lý cho biết.

Cảm hứng kinh doanh khoai lang nướng bắt nguồn từ chuyến đi du lịch của Lý đến Bắc Kinh (Trung Quốc) hồi tháng 10-2009. “Trong chuyến đi, tôi thấy cách sử dụng lò nướng để nướng khoai của người Bắc Kinh khác so với cách nướng truyền thống", Lý nói.

Anh chủ tiệm khoai lang nướng này cũng khẳng định cách nướng mới mà anh học được ở Bắc Kinh giúp khoai có vị ngon hơn và đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe hơn.

Sau khi trở về từ Bắc Kinh, Lý bắt tay ngay vào công việc kinh doanh khoai lang nướng ngay trong khuôn viên trường ĐH của mình, đồng thời đặt tên cho cửa hàng là "Dr.Sweet Potato" (Bác sĩ Khoai lang). Chẳng bao lâu, thương hiệu trên nổi tiếng khắp trường, và Lý liền mở tiếp chi nhánh thứ hai với số vốn đầu tư 50.000 tệ (7.587 USD).

Sau 1 năm, Lý trở thành ông chủ của chuỗi 10 cửa hàng khoai lang nướng ở tỉnh Hồ Nam, trong đó có 7 cửa hàng được nhượng quyền lại cho những SV sắp ra trường khác.

"Tôi mong sẽ có 100 cửa hàng trong tương lai để khuyến khích các bạn SV mới ra trường khởi nghiệp bằng chính bàn tay và khối óc của mình. Trở thành "ngài khoai lang nướng" quá tốt đi chứ, dù tôi là một SV ĐH hẳn hoi. Và quan trọng là tôi có thể làm chủ cơ sở kinh doanh của mình, chứ không phải đi làm thuê với mức lương ít ỏi", Lý bày tỏ.


Hãy bắt đâu ngay từ hôm nay!

No comments: