Việt Nam một cường quốc ở ĐNA, Phó Tổng thống Ấn Độ

0 nhận xét

Khi Trung Quốc vẫn tiếp tục nhấn mạnh đến những tuyên bố chủ quyền của họ trên các quần đảo ở biển Đông Việt Nam, đáng lo ngại với Trung Quốc là một đối thủ xa nhỏ hơn, Việt Nam đang hướng đến một nước tiềm năng - Ấn Độ.



Các quan chức hàng đầu của Ấn Độ và Việt Nam đã có những lịch trình bận rộn để đến thăm nhau, và đang có kế hoạch mở nhiều chuyến bay và dòng thương mại giữa hai quốc gia.



"Có một yếu tố tạo sự gia tăng các cam kết ... và Trung Quốc là một yếu tố cho quan hệ song phương", Giáo sư Srikanth Kondapalli tại Đại học Jawaharlal Nehru. "Việt Nam cũng muốn có nước nào đó để có thể giúp họ trong Biển Đông".

Ấn Độ không trực tiếp tham gia trong cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài trong những thập kỷ qua, nhưng việc thăm dò dầu khí của Ấn Độ bị kích thích bởi Trung Quốc, khi Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặt vào Trung Quốc cuộc đối đầu trực tiếp với Việt Nam và Phi-líp-pin .

Trong khi Ấn Độ chưa sẵn sàng để đóng bất kỳ vai trò quan trọng nào trong các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng Ấn Độ đã được lặng lẽ đẩy mạnh sự tham gia với Việt Nam trên các mặt trận khác.

Tổng thống Rajendra Prasad và Thủ tướng J.Nehru đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Ấn Độ, năm 1958, tại sân bay New Delhi. Ảnh Tư liệu



Trong một chuyến thăm bốn ngày kết thúc hôm trước, Phó Tổng thống Ấn Độ ông Hamid Ansari gọi Việt Nam là "một cường quốc ở khu vực Đông Nam Á". Và trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khi đến thăm Ấn Độ những tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ ông Salman Khurshid mô tả Việt Nam như là một "trụ cột chính trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ".

Việt Nam đã kêu gọi Ấn Độ đóng một vai trò trực tiếp trong tranh chấp Biển Đông, thậm chí thuyết phục Ấn Độ phải tiếp tục thăm dò dầu khí cho đến tháng ba năm tới ở những lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam, một khu vực mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.

Cả Ấn Độ và Việt Nam đã đồng ý để gia tăng thêm các chuyến bay giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Delhi trong năm nay và thành lập một ủy ban chung về thương mại đầu tư. Ấn Độ cũng đang xây dựng một trung tâm văn hóa tại Hà Nội.

Tập đoàn Tata của Ấn Độ đang đàm phán với các quan chức của Việt Nam để hoàn thành một việc ký kết xây dựng một nhà máy thép với trị giá 5 tỷ USD.

"Mối quan hệ chặt chẽ và hợp tác hơn nữa của chúng tôi với Việt Nam rất quan trọng trong bối cảnh của các vấn đề mới đang nổi lên trong khu vực và cũng trong bối cảnh sự nổi lên của khu vực", ông Sanjay Bhattacharyya, một thư ký tại Bộ Ngoại Giao Ấn Độ.

Các công ty Ấn Độ đã tham gia vào 70 dự án tại Việt Nam trong các lĩnh vực như nông nghiệp, phân bón và CNTT, hai nước sẽ tăng cường thương mại song phương của họ từ 4 tỷ USD năm ngoái lên 7 tỷ USD vào năm 2015.

Ấn Độ đã cung cấp cho Việt Nam một khoản tín dụng khoảng USD 4,6 tỷ, hầu hết số quỹ đó nhằm để dành cho một dự án thủy điện.

Trong khi Việt Nam có những lợi ích kinh tế là rõ ràng trong việc ve vãn Ấn Độ, nhưng có một yếu tố khác là "sự sợ hãi của Trung Quốc", Tiến sĩ Sachin Chaturvedi, một thành viên cao cấp chuyên nghiên cứu và hệ thống thông tin cho các nước đang phát triển...

"Việt Nam coi Ấn Độ là một đối tác thực dụng hơn," ông nói.

Và cũng không hoàn toàn loại trừ khả năng Ấn Độ can thiệp vào tranh chấp Biển Đông.

Tháng trước, Đô đốc hải quân Ấn Độ ông D.K. Joshi cho biết hải quân sẽ phản ứng nếu lợi ích của Ấn Độ ở biển Đông bị xâm phạm.

Theo Straitstimes

No comments: