Khi một nhà nước chỉ phát hành tiền bằng vàng theo số lượng nó có thể đảm bảo được, ta gọi là kim bản vị. Nhà nước theo kim bản vị trả cho người giữ tiền giấy số lượng vàng đã định nếu người này muốn.
Tuy vậy vào năm 1934 nước Mỹ bắt đầu ngưng trả vàng theo giá trị tiền giấy. Lúc này chúng ta gọi là phi kim bản vị. Tuy nhà nước không còn lưu thông vàng nhưng vẫn tích trữ vàng để đảm bảo giá trị của tiền giấy. Hơn nữa, họ vẫn khống chế số lượng tiền phát hành ra để không cho lượng tiền này gây ra sự thay đổi lớn nào về giá cả. Đây gọi là sự điều tiết về tiền tệ.
Trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, đồng tiền của Đức và Nhật không có giá trị chuyển đổi vì nó không thể đổi thành vàng và giá trị của nó chỉ là giá trị mua được ở thị trường. Do vậy, sức mua của nó sẽ giảm đi nhanh chóng khi lượng tiền được phát hành quá nhiều. Đôi khi, khuynh hướng này làm cho giá cả tăng tới 500-600%. Đặc biệt, ở Zimbabue lạm phát có lúc lên tới hơn 11 triệu % (!).
(pix of jirotrom – Under Creative Commons Licenses)
No comments: