Di sản thế giới là di chỉ hay di tích của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố… do các nước có tham gia Công ước di sản thế giới đề cử cho Chương trình quốc tế Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO.
Những vị trí được đưa vào danh sách di sản thế giới có thể được nhận tiền từ Quỹ Di sản thế giới theo một số điều kiện nào đó. Chương trình này được thành lập bởi Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công ước di sản thế giới, nó được Đại hội đồng UNESCO chấp nhận ngày 16 tháng 11 năm 1972. Tính đến năm 2004, có tất cả 788 di sản được liệt kê, trong đó có 611 di sản về văn hóa, 154 di sản về những khu thiên nhiên và 23 di sản thuộc cả hai loại. Các di sản đó hiện diện tại 134 quốc gia.
Một di tích văn hóa phải xác thực, có ảnh hưởng sâu rộng hoặc có bằng chứng độc đáo đối với sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, hoặc di tích đó phải gắn liền với tư tưởng hay tín ngưỡng có ý nghĩa phổ biến, hoặc là điển hình nổi bật của một lối sống truyền thống đại diện cho một nền văn hóa nào đó.
Một di chỉ thiên nhiên có thể điển hình cho một giai đoạn, các quá trình tiến hóa địa cầu, hoặc cho những biến đổi sinh thái học, hoặc bao gồm những vùng cư trú tự nhiên các loài thú bị lâm nguy. Di chỉ thiên nhiên có thể là một khung cảnh đẹp khác thường, một cảnh quan ngoạn mục, hoặc là một khu bảo tồn số lượng lớn các động vật hoang dã.
Tại Việt Nam hiện đã có 10 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới:
- Di sản vật thể :
- Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (III) (IV).
- Vịnh Hạ Long, được công nhận hai lần, năm 1994, là di sản thiên nhiên thế giới, và năm 2000, là di sản địa chất thế giới theo tiêu chuẩn N (I) (III).
- Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (V).
- Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III).
- Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn N (I).
- Hoàng thành Hà nội, năm 2010.
- Thành nhà Hồ, năm 2011
- Di sản phi vật thể :
- Nhã nhạc cung đình Huế,(tháng 11 năm 2003) là di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên ở Việt Nam.
- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, (năm 2005) được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa thế giới phi vật thể.
- Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể – ngày 30/9/2009
- Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể – ngày 01/10/2009
Ngoài ra, các hạng mục sau cũng đã được Việt Nam lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nhưng không thành công :
- Chùa Hương (hỗn hợp) – đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991.
- Vườn quốc gia Cúc Phương (thiên nhiên) – đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991.
- Cố đô Hoa Lư (văn hoá) – đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991.
- Hồ Ba Bể (thiên nhiên) – đề cử ngày 15 tháng 11 năm 1997.
- Bãi đá cổ Sa Pa (văn hoá) – đề cử ngày 15 tháng 11 năm 1997.
Mới đây, bia đá tiến sỹ ở Văn Miếu cũng đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới. Để tham khảo thêm về tiêu chí chính thức do Unesco đề ra, bạn có thể click vào đây để đọc.
(pix courtesy of ePi.Longo – Under Creative Commons Licenses)
(xem thêm : Wikipedia)
No comments: