Từ thời cổ đại, nhà nghiên cứu người Hy Lạp nổi tiếng Hippocrates (460-337 trước Công Nguyên) đã biết rằng bột chế từ vỏ của cây liễu có tác dụng làm giảm đau, sốt và nhức đầu. Năm 1838, một nhà hóa học người Ý có tên Raffaele Piera đã chiết xuất thành công từ vỏ cây liễu được acid salicylic. Tuy vậy, nếu sử dụng acid này đưa thẳng vào cơ thể người thì sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới dạ dày. Cho tới năm 1853, nhà hóa học người Pháp có tên Charles Frederic Gerhardt (1816-1956) đã tìm ra cách trung hòa được acid salicylic để không gây hại tới cơ thể người nhưng tiếc rằng vào thời điểm đó không ai nghĩ tới việc thương mại hóa phát hiện này của ông. Phát hiện này được tái sinh vào năm 1897 nhờ một nhà khoa học người Đức có tên là Felix Hoffman (1868-1946) trong quá trình tìm kiếm cách để có thể làm nhẹ bớt được sự đau đớn của bố ông ta do bệnh thấp khớp. Ông nhận ra rằng Acetylsalicylic vẫn giữ nguyên công dụng chữa bệnh của acid salicylic mà không làm tổn hại tới dạ dày của bố mình. Khi Hoffman kể cho người quản lý của mình ở công ty dược phẩm Bayer nghe, nhà quản lý này đã không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh hiếm có này và ngay lập tức đăng ký bằng sáng chế vào năm 1899 và đưa thuốc ra thị trường.
Lúc đầu tiên, Bayer sản xuất Aspirin ở dạng bột. Phải tới 15 năm sau, năm 1915 thì thuốc Aspirin dạng viên mới ra đời. Sau khi Đức thua trận trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Bayer đã phải từ bỏ bản quyền về Aspirin như là một phần trong hiệp ước đình chiến ký tại Versailles vào năm 1919.
Cho tới ngày nay, Aspirin là một trong những loại thuốc mà gần như tủ thuốc của nhà nào cũng có. Ngày nay, ngoài công dụng giảm đau, Aspirin còn có thể giúp cho cơ thể con người chống được các căn bệnh ung thư, các bệnh liên quan tới tim và giúp các bà mẹ mang thai tránh tăng huyết áp, sảy thai… Nếu được uống đều đặn ngay cả khi không có bệnh, Aspirin có tác dụng tốt cho sức khỏe của bạn. Tuy vậy, nhớ tránh uống chung thuốc với trà và phải uống lúc no vì dù sao thì gốc salicylic vẫn có tác dụng không tốt tới dạ dày của bạn.
(pix courtesy of Roadsidepictures – Under Creative Commons License)
No comments: