Miến Điện là đất nước (trên đất liền) có diện tích rộng nhất khối Đông Nam Á. Miến Điện tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Đông Bắc, Lào ở phía Đông, Thái Lan ở phía Đông Nam, Bangladesh ở phía Tây và Ấn Độ ở phía Tây Bắc.
Năm 1824, Anh đã xâm chiếm Miến Điện khi nước này định đánh Ấn Độ và gọi tên nước này là Burma (dựa trên chữ Barma) và biến Miến Điện trở thành một tỉnh của Ấn Độ. Trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, Miến Điện luôn có vị trí khá quan trọng đối với quân đội Anh. Ngày 4/1/1948, đất nước này giành được độc lập và được gọi là Union of Burma.
Cho tới năm 1989, chính quyền quân sự tại Miến Điện bất ngờ chuyển đổi tất cả tên gọi do nước Anh đã đặt tên cho Miến Điện, bao gồm cả chính tên đất nước từ Burma chuyển thành Myanmar. Việc đổi tên này đã bị phản đối dữ dội bởi những người thuộc dân tộc thiểu số bởi họ cho rằng cái tên này chỉ đại diện cho một nhóm, một dân tộc nằm trong Miến Điện chứ không đại diện cho toàn bộ đất nước.
Tên gọi này sau đó đã được Liên Hợp Quốc, cộng đồng các nước Đông Nam Á, Ấn Độ … chấp nhận vì cho rằng đấy là quyền riêng tư của bất cứ đất nước nào. Tuy vậy các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Úc vẫn giữ nguyên tên gọi Miến Điện là “Burma” vì không chấp nhận việc thể chế chính trị quân sự đã ép buộc dân chúng đổi tên đất nước. Bản thân người Miến Điện ngày nay vẫn sử dụng từ Burmese để chỉ họ (giống như Vietnamese để chỉ người Việt Nam). Cho tới giờ, người phương Tây thậm chí cũng không biết phải đọc tên Myanmar như thế nào cho đúng. BBC thậm chí đã phải viết cả một bài blog để hướng dẫn các cách đọc khác nhau của Myanmar.
Myanmar/Burma/Miến Điện là đất nước đa dạng về văn hóa (hơn rất nhiều so với tên gọi của mình) và chủ yếu là theo đạo Phật. Ở đây, các di sản văn hóa thế giới có liên quan tới Phật giáo rất nhiều như chùa vàng ở thủ đô, Golden Rock (hòn đá vàng), tượng Phật nằm …. Mới đây, Vietnam Airlines đã mở đường bay thẳng tới Yangon từ Hà Nội với tần suất bay 4 chuyến/tuần. Nếu muốn tới Burma/Myanmar, bạn hãy tham khảo kinh nghiệm tại đây để hiểu thêm về phong tục địa phương (ví dụ không nên dẫm chân lên bóng của nhà sư…)
(pix courtesy of ePi.Longo – Under Creative Commons License)
No comments: