Tại sao chỉ có 1% lượng nước trên thế giới là có thể uống được?

0 nhận xét

Trên bề mặt của Trái Đất có tới 71% là nước, 39% là đất nhưng trong số nước bề mặt + nước ngầm này, chỉ có 3% là nước không nhiễm mặn. Trong 3% này, lại chỉ có xấp xỉ khoảng 31% là nước có thể uống được, do vậy người ta mới nói chỉ có 1% lượng nước trên thế giới là có thể uống.


Getting clean water for the long trip


Lượng nước sạch chủ yếu trên thế giới là nước ngầm (tỷ lệ nước sạch trên bề mặt so với nước sạch ngầm là 1:30). Khi nước mưa rơi xuống đất, nó mang theo một loạt các khí như Nitrogen, CO2, SO2… Các khí này phản ứng với nước và tạo cho nước mưa có môi trường acid nhẹ. Nước trên bề mặt không hề sạch vì bản thân bề mặt của Trái Đất cũng không sạch. Sau khi được ngấm qua bề mặt của Trái Đất để tới các mạch nước ngầm, nước được các lớp đất đá lọc đi các chất bẩn trên bề mặt nhưng bù lại do môi trường acid, nó lại bị hòa tan với một số khoáng chất, đặc biệt là kim loại nặng khiến nước này không thể uống được. Ngoài ra trong quá trình thẩm thấu, khoáng chất cũng giúp cho vi khuẩn sinh sôi trong nước (đặc biệt các vi khuẩn như Pseudomonas, Flavobacterium và Acinetobacter) khiến nước này cũng không đủ sạch để uống.


Giống như người Việt Nam đào giếng để lấy nước, các quốc gia khác trên thế giới cũng chủ yếu sử dụng nước ngầm phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt. Tuy vậy, nước ngầm khi được hút lên cần phải qua xử lý hóa chất để loại bỏ hết vi khuẩn và kim loại nặng có hại. Tại một số quốc gia ở châu Âu hay Mỹ thì nước lạnh chảy từ vòi ra có thể uống luôn được vì đã được khử khuẩn và khử kim loại nặng.


Để có được nước sạch đảm bảo vệ sinh, nếu là nước từ giếng đào bạn cần phải đi xét nghiệm kim loại nặng để xem nước của nhà bạn cần phải xử lý những kim loại gì. Sau khi lắp đặt hệ thống xử lý, bạn cũng không nên uống thẳng nước đã xử lý mà cần phải đun sôi để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây hại cho đường ruột rồi mới uống.


(pix courtesy of ePi.Longo – Under Creative Commons License)

No comments: