Chúng ta đều biết rằng nếu đi bộ hoặc đi xe đạp từ nơi thấp tới nơi cao sẽ vất vả, tốn sức hơn rất nhiều so với việc đi trên đường bằng phẳng. Cũng như vậy, leo lên sườn dốc có độ dốc thoai thoải sẽ dễ chịu hơn rất nhiều so với những sườn dốc có độ dốc lớn. Vì vậy, khi làm đường lên dốc người ta luôn tìm cách làm cho đường có độ dốc thấp nhất có thể. Phương pháp kéo dài mặt nghiêng để giảm độ dốc, tiết kiệm sức thường được dùng trong các trường hợp này.
Ví dụ, nếu kéo một chiếc xe có vật nặng lên dốc, nếu cứ kéo thẳng lên người ta sẽ cảm thấy rất mệt. Nhưng với những người có kinh nghiệm thì người ta sẽ kéo xe lên vòng vèo theo hình chữ S. Như vậy đoạn đường tuy dài ra, nhưng lại có thể tiết kiệm được sức lực vì đã khiến cho mặt nghiêng dài ra, độ dốc nhỏ đi. Còn có một ví dụ nữa, ở hai đầu của những chiếc cầu lớn đều có cầu dẫn rất dài, đôi khi cầu dẫn được xây theo hình xoắn ốc. Người ta làm như vậy đều với mục đích là giảm đi độ dốc của cầu.
(pix courtesy of Mathieu Noel – Under Creative Commons License)
Tại sao đường đi trên núi thường uốn lượn, vòng vèo?
Bài viết liên quan
Làm sao có thể thắt được cà vạt chỉ trong vòng 5 giây?
22/05/2012 - 0 Nhận xétHầu hết đường phố ở Nhật Bản đều không có tên
10/04/2012 - 0 Nhận xétLink hay tuần 8 (2012): đánh giá địa điểm ăn chơi từ người thân
27/02/2012 - 0 Nhận xétLink hay tuần 7 (2012) : tìm kiếm Plugins cho WordPress, gửi tiền qua Paypal + Facebook
19/02/2012 - 0 Nhận xétHạ Long, Vân Phong, Cam Ranh, Vĩnh Hy : 4 vịnh đẹp nhất Việt Nam
09/02/2012 - 0 Nhận xétTên gọi taxi được xuất phát từ đâu?
08/02/2012 - 0 Nhận xét
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments: