Hướng dẫn tự làm thùng loa

0 nhận xét
Hướng dẫn tự làm thùng loa

Với audiophile, việc tự chế loa không hẳn chỉ để tiết kiệm ngân sách mà còn thỏa mãn nhu cầu thưởng thức âm thanh theo gu riêng của mình.

Loa tự chế với thiết kế giống sản phẩm của hãng.

Loa tự chế với thiết kế giống sản phẩm của hãng.

Kể từ năm 1924, khi thiết kế loa đầu tiên của bộ đôi nhà sáng chế General Electric, Chester Rice và Edward Kellogg, được sử dụng rộng rãi, các kỹ sư từ nhiều hãng âm thanh khác nhau đã “thiên biến vạn hóa” sản phẩm này thành vô vàn mẫu mã, kiểu dáng độc đáo. Tuy nhiên, tất cả vẫn mang một số thành phần cơ bản và tuân thủ nguyên lý giống nhau. Việc DIY loa (xuất phát từ cụm từ Do It Yourself) từ những yếu tố cốt lõi này không hề phức tạp, và ai cũng có thể làm được.

Dưới đây là một hướng dẫn tự chế khá đơn giản một chiếc loa 2 đường tiếng hoàn chỉnh.

Chuẩn bị.

Các nguyên vật liệu cần thiết.

Các nguyên vật liệu cần thiết.

- Một tấm gỗ ép cứng vừa phải, đủ lớn để cắt thành 6 miếng nhỏ, tùy vào kích thước loa dự tính.

- Một loa trầm khoảng 5,5 inch và một loa tép 1 inch được bán rộng rãi trên thị trường. Kích thước, vật liệu driver có thể thay đổi tùy sở thích mỗi người.

- Một crossover 2 đường tiếng để chia dải âm thanh cho 2 driver. Nếu sử dụng loa con full-range thì crossover là không cần thiết.

- Một ống sắt đường kính khoảng 8 cm, dài 6 cm và nhiều ống nhựa nhỏ hơn, cùng độ dài làm lỗ thoát âm.

- Các thiết bị làm mộc, dây dẫn.

Tiến hành.

Mặt trước với 2 lỗ để đặt loa con.

Mặt trước với 2 lỗ để đặt loa con.

Đánh dấu, vẽ các chi tiết lên tấm gỗ ép. Cắt một phần nhỏ làm mặt trước của loa. Đục 2 lỗ trên mặt trước để đặt các loa con. Chú ý hình dạng lỗ phụ thuộc vào driver đã chọn, khi đục chừa một vòng tròn đồng tâm bên trong để gá loa con.

Hộp làm thùng loa, trên ảnh là mặt sao với lỗ input và lỗ thoát âm.

Hộp làm thùng loa, trên ảnh là mặt sao với lỗ input và lỗ thoát âm.

Cắt tiếp các mặt còn lại của chiếc hộp làm thùng loa. Mặt sau cũng cần đục 2 lỗ, một cho lỗ thoát âm, và một cho các cọc loa. Đánh bóng, đánh véc-ni và trang trí thùng loa tùy theo sở thích từng người, tuy nhiên, nên đơn giản và đối xứng. Mặt trước và mặt sau cũng nên sơn khác màu.

Crossover bên trong thùng loa.

Crossover bên trong thùng loa.

Sau khi đã hoàn chỉnh, vệ sinh bên trong thùng loa, tiếp đến công đoạn lắp đặt các bộ phận bên trong. Đầu tiên đưa crossover vào trước. Khi tiến hành khoan lỗ, tránh bụi gỗ bay vào chi tiết điện tử. Bố trí các dây driver qua các lỗ tương ứng, dây input nối với các cọc loa được cố định ở mặt sau. Nên sử dụng loại bắp chuối hoặc càng cua giúp dễ dàng kết nối và đạt được hiệu quả cao.

Chế tạo ống thoát âm.

Chế tạo ống thoát âm.

Cho các ống nhựa nhỏ lấp đầy ống sắt dự định làm lỗ thoát âm. Cố định bên trong bằng keo dán gỗ. Khoan các lỗ trên miệng ống để gắn vào mặt sau thùng loa. Chú ý nên đặt ở nơi tiếp xúc một sợi dây cao su ngăn không cho âm thanh bên trong rò rỉ ra ngoài.

Nối dây và cố định driver.

Nối dây và cố định driver.

Nối dây từ crossover ở mặt trước với các loa con tương ứng, khoan cố định vào thùng loa.

Hoàn thành loa DIY đơn giản, nghe thử và tận hưởng “thành quả lao động” của mình.

Một số lưu ý nhỏ.

Với thùng loa thiết kế đơn giản, kích thước vừa phải cho âm thanh tốt nhất. Loa quá cỡ hoặc quá nhỏ đều có thể đem lại kết quả không mong muốn.

Chất liệu gỗ ép được ưa chuộng không chỉ bởi mức giá “mềm” mà còn các đặc tính âm thanh phù hợp. Các vật liệu khác có thể quá cứng, không hấp thụ âm tốt, hoặc quá xốp, không bền.

Nguyên Khánh
Ảnh: Popularmechanics

No comments: