Tampon có thể chui tọt vào bên trong cơ thể nếu bạn sơ ý làm đứt dây hay không?

0 nhận xét

Tampon là hỗn hợp bông và các chất thấm khác được nén chặt và đưa vào bên trong cơ thể hoặc vết thương để hút sạch các chất nhờn chảy ra từ đó. Tampon đã được biết tới từ thời Ai Cập cổ đại và sau đó là Hy Lạp cổ đại. Tuy vậy sau đó cho tới tận thế kỷ XIX thì tampon mới bắt đầu được dùng rộng rãi để thay thế cho băng vệ sinh và (thi thoảng được) sử dụng trong chiến tranh để thấm vết thương.


Custom Octopussy and friend


Một câu hỏi được đặt ra nhiều nhất cho những phụ nữ mới sử dụng tampon để thay thế cho băng vệ sinh là việc họ lo lắng liệu tampon có thể chui tọt vào sâu bên trong cơ thể nếu họ sơ ý làm đứt dây hay không. Trên thực tế, để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải quay lại với môn Sinh học lớp 9 khi học về bộ phận sinh dục nữ. Âm đạo của phụ nữ là một khoảng trống có thể co giãn được chứ hoàn toàn không phải là một cái lỗ đã được đục sẵn với kích thước cố định. Thông thường, hai bên thành của âm đạo sẽ khép vào nhau cho tới khi có một vật gì đó chen vào giữa. Ở phía cuối khoảng trống có thể co giãn này là cổ tử cung. Cổ tử cung rất nhỏ và hẹp nên tampon không thể chui vào được tới đây trừ khi (hiếm hoi) có tác động mạnh vô cùng đặc biệt. Nếu trong trường hợp bạn có hoảng loạn vì không tìm thấy tampon đâu thì các bác sỹ phụ khoa cũng sẽ dễ dàng lấy nó ra giúp bạn do tampon không thể chui vào sâu bên trong cơ thể của bạn được.


Mặc dù tampon khá tiện lợi nhưng các bác sỹ phụ khoa đều khuyên rằng để tránh bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học có thể gây hại cho cơ thể, bạn không nên để tampon trong cơ thể quá 6 giờ đồng hồ. Nếu trong trường hợp bị đứt dây kéo, bạn hãy bình tĩnh để tìm tampon hoặc nhờ bạn bè tìm giúp và gỡ ra. Nếu không thể tự mình ra được, nên tới ngay bác sỹ để tránh tampon nằm quá lâu trong cơ thể. Nếu trong trường hợp cơ thể có biểu hiện khác thường mà chưa tới 6 giờ đồng hồ thì bạn cũng nên tìm cách gỡ tampon ra.


(pix courtesy of SquidHead – Under Creative Commons License)

No comments: