Chim lợn đã được xếp vào sách Đỏ Việt Nam ở mức đang bị đe dọa (T)

0 nhận xét


(click vào hình để phóng to)


Theo Wikipedia, chim lợn thuộc họ Cú lợn, bộ Cú. Đây là loài chuyên ăn đêm, là thiên địch của chuột nên rất có ích đối với việc bảo vệ thực phẩm của loài người. Chim (cú) lợn sống đơn lẻ hoặc thành đôi chứ không sống theo bầy, có tiếng kêu “éc éc” giống với tiếng kêu của lợn. Tiếng kêu này lại thường phát ra vào ban đêm tĩnh mịch, khiến cho nhiều người sợ hãi. Dân gian cho rằng chim lợn mà kêu đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết. Kêu 7 tiếng là đàn ông chết, kêu 9 tiếng đàn bà chết. Do vậy, từ trước tới nay chim lợn vẫn bị loài người ghét bỏ, trong khi thực ra nó lại rất có ích cho con người.


Ở Việt Nam phát hiện được 3 loài chim cú lợn là Cú lợn lưng xám, Cú lợn lưng nâu và Cú lợn rừng phương Đông. Cả ba loài này đều được xếp vào loài thiên địch của chuột, trong đó đặc biệt Cú lợn rừng phương Đông (Oriental Bay Owl – Phodilus badius) là loài đã được xếp vào sách Đỏ Việt Nam ở mức T (Threatened – đang bị đe dọa). Cú lợn rừng phương Đông đã từng xuất hiện ở khá nhiều nơi tại Đông Nam Á, tuy vậy cộng đồng này cũng bị thương tổn rất lớn khi chiến tranh xảy ra tại đây (đặc biệt trong thế chiến thứ II – khoảng năm 1942 tới 1945). Hiện tại, Cú lợn lưng xám có thể tìm thấy ở nhiều đô thị, Cú lợn lưng nâu có thể tìm thấy ở các vùng rừng thì Cú lợn rừng phương Đông mới chỉ lấy mẫu được ở một số ít nơi và chưa xác định được rõ hiện tại đang có bao nhiêu cá thể tồn tại trong tự nhiên.


Gần đây, tiếng lóng ở Việt Nam coi “chim lợn” là những người xấu, chuyên theo dõi rình mò (như cú) và bới móc người khác. Chim lợn cũng được coi là những người làm ăn phi pháp, buôn lâu. Có thể thấy rõ cách sử dụng từ lóng này qua các bài báo trên các báo chính thống tại Việt Nam như bài báo “Làng buôn lậu“, đăng trên SGGP tháng 1/2008, “Văn phòng có chim lợn“, đăng trên Doanhnhan360 tháng 7/2010. Đây quả thực là một sự ghán ghép oan uổng cho chim (cú) lợn khi nó được coi là một loài vật có ích cho con người, là thiên địch của chuột và cần được bảo vệ.


(pix courtesy of Seismic_2000 – Under Creative Commons License)

No comments: