Mặc dù quá trình chuyển đổi quyền lực của Tập Cận Bình là khá an toàn, nhưng chủ nghĩa dân tộc so vanh hiếu chiến đã bắt đầu xuất hiện, từ các sự kiện gần đây cho thấy rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa ra những hành động cứng rắn liên quan đến quyền lợi kinh tế và quân sự ở vùng biển phía Nam(Biển Đông)...
... Tuy nhiên, những rắc rối ngày càng tăng ở biển Đông Việt Nam đang “mở” mọt lối vào hợp pháp cho Ấn Độ nhập cuộc ở biển Đông.Đầu tuần này, Đô đốc DK Joshi đã tuyên bố công khai và khẳng định rằng Ấn Độ sẽ không từ bỏ và sẽ bảo về các quyền lợi hàng hải và kinh tế ở biển Đông Việt Nam ( vùng biển phía Nam Trung Quốc).
Mặc dù Ấn Độ không có bất kỳ tranh chấp trực tiếp về lãnh thổ trong khu vực biển Đông, nhưng vùng biển chiến lược này quan trọng đối với New Delhi vì ba lý do:
Đầu tiên, là lý do tương tự đối với bất kỳ quốc gia nào cũng phụ thuộc vào thương mại, vùng biển Đông Việt Nam là tuyến đường vận chuyển quan trọng cho toàn cầu và tự do hàng hải phải được duy trì.
Thứ hai, Công ty dàu khí nhà nước (ONGC) của Ấn Độ đang có lợi ích kinh tế ở vùng biển này.
Và thứ ba, và có lẽ quan trọng nhất, biển Đông là nơi tiêu biểu để một cơ hội cho một người Ấn Độ phản công lại 'chuỗi ngọc trai' của Trung Quốc khi họ bao vây hải quân Ấn ở tiểu lục địa Ấn Độ.
Ở biển Đông Việt Nam vị trí của công ty ONGC không chỉ là lợi ích kinh tế đơn thuần. Nó còn tạo cho Hải quân Ấn Độ một vị trí, tuy nhỏ, nhưng rất nhiều nước trong khu vực không muốn biển Đông thành cái “ao nhà” độc quyền về quân sự của Trung. Chính phủ Ấn Độ thậm chí còn có thêm một lý do thuận tiện để việc nhảy vào cuộc chơi ở biển Đông: việc này chỉ đơn thuần là bảo vệ quyền lợi kinh tế Ấn Độ và góp phần để đảm bảo tự do đi lại trên vùng biển quốc tế nơi mà thương mại toàn cầu phụ thuộc vào nó. Đây cũng là lý do mà Trung Quốc họ đã sử dụng các dự án cũng như ảnh hưởng kinh tế và quân sự của mình để can thiệp vào sân sau của Ấn Độ, như Sri Lanka và Pakistan.
Trong một ý nghĩa rộng lớn hơn, đây là một phương cách của Ấn Độ khi đang cố gắng để đánh bại Trung Quốc bằng cách chơi riêng của mình. Tuy nhiên, việc này vẫn còn cần để xem xét những tác động của nó đối với những tranh chấp kéo dài ở biển Đông.
Tạp chí Á Âu
No comments: