Làm sao mà rắn có thể nuốt các con mồi lớn hơn mình rất nhiều?

0 nhận xét

Rắn là một loài động vật kỳ lạ trên thế giới và thường gây ra nỗi sợ hãi bởi cách di chuyển của chúng. Im lặng, không cần chân, rắn tiến sát tới con mồi và chỉ trong tích tắc thì con mồi đã bị hạ gục bởi nọc độc của rắn. Tuy nhiên, điều gây kinh ngạc nhất là một loài động vật dài, nhỏ như rắn lại có thể nuốt chửng, chính xác là nuốt chửng con mồi to hơn mình rất nhiều. Tại sao rắn lại có thể làm được điều này?



Lời giải thích nằm ở việc quai hàm của rắn không gắn liền với nhau (giống như con người và các loài động vật khác) mà lại được nối với hệ thống dây chằng có thể co dãn được và tối đa thì nó có thể nuốt được vật có đường kính lớn hơn đường kính đầu của nó tới 5 lần. Thêm nữa, dạ dày của rắn cũng có khả năng co dãn tới kinh ngạc. Kỷ lục con mồi lớn nhất mà họ nhà rắn nuốt là một con linh dương châu Phi (Impala) nặng 59kg, được nuốt bởi một con trăn dài gần 5m. Sau khi nuốt mồi, rắn trông sẽ rất lạ với phần đầu và đuôi rất nhỏ nhưng bụng to phình và rất khó để di chuyển. Thường thì rắn sẽ nuốt con mồi bắt đầu từ phần đầu chứ hiếm khi nuốt từ phần đuôi.

No comments: