Lý do chính giải thích cho việc tại sao trong quá trình tiến hóa, loài chim lại phát triển kỹ năng bay là để đảm bảo việc tìm kiếm thức ăn đồng thời có thể tránh được cách loài động vật muốn ăn thịt chúng trên đất liền. Các nhà khoa học cho rằng nói một cách hài hước thì bay lượn là một công việc kinh doanh tốn tiền. Một con chim nhạn nặng 17gram bay với tốc độ 35km/h sẽ tiêu tốn 50 calories/km trong khi một con chim bồ câu nặng 130 gram sẽ mất 390 calories cho cùng quãng đường. Bay lượn không hề rẻ tiền (tốn năng lượng) và khi lợi ích của việc bay không rẻ hơn lượng năng lượng phải bỏ ra để bay thì cánh có thể sẽ ngắn lại hoặc biến mất.
Như đã nói ở trên, việc có một số loài chim không bay là do các loài chim đó sống tại những vùng địa lý tách biệt và không có sự xuất hiện của những loài động vật có khả năng ăn thịt chúng. Môi trường này thường xuất hiện tại những vùng đảo tách biệt như Úc hay Bắc Cực/Nam Cực. Trên thế giới hiện nay có hơn 10 loại chim không bay được như đà điểu châu Phi (ostrich), chim cánh cụt, kiwi, đà điểu đầu mèo Úc (cassowary)… đều sống ở các vùng ít các loài động vật đe dọa chúng + việc bay sẽ rất tốn năng lượng. Mỗi loài chim trong số này đều sẽ trang bị cho mình những kỹ năng khác để đối phó với thiên nhiên. Ví dụ chim cánh cụt có khả năng bơi để kiếm mồi, đà điểu và kiwi có khả năng chạy rất nhanh để thoát thân khi gặp nguy hiểm.
(pix courtesy of Martha de Jong-Lantink - Under Creative Commons License)
No comments: